(Báo Quảng Ngãi)- Thời gian đầu sau sinh, người mẹ sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Ngoài niềm vui vô bờ khi nhìn thấy con chào đời, là vô vàn những rắc rối khác xảy đến với người mẹ. Gần đây, người ta nói nhiều đến trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động cảm xúc, tư duy về vấn đề hoạt động. Bệnh trầm cảm sau sinh được hiểu là loại trầm cảm mắc phải sau khi sinh. Đối với những người trầm cảm sau sinh được chẩn đoán trầm cảm xuất hiện trong thời gian 3 tháng đầu sau sinh.
Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau sinh. Giai đoạn nhẹ là buồn bã, ủ rũ, trống rỗng, thiếu ngủ có thể chữa khỏi nếu được người thân quan tâm. Giai đoạn nặng hơn có biểu hiện hơi lú lẫn, mất ngủ, ảo giác, tội lỗi.
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sản phụ, đứa trẻ, gia đình mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đứa trẻ. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, khiến trẻ gặp khó khăn trong học tập, có thể dẫn đến các vấn đề về rối loạn cảm xúc, hành vi, chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên.
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nguyễn Thanh Quang Vũ cho biết: “Người mẹ sau khi sinh bị trầm cảm để lại hậu quả rất nhiều. Chức năng làm mẹ của họ trước hết bị giảm hoặc mất. Đặc biệt trường hợp không điều trị tốt có thể có ý nghĩ tự sát, tự hủy hoại bản thân và gây tổn hại cho đứa trẻ. Nếu không được điều trị sẽ sinh ra loạn thần, gây ảo giác chi phối mọi hoạt động của người bệnh, gây nguy hiểm cho người bệnh”.
Theo bác sĩ Vũ, để nhận biết trầm cảm sau sinh, thì nên quan sát các triệu chứng cụ thể như: Khuôn mặt của người mẹ hay buồn bã, chán nản, hay khóc, dễ bực tức, cáu giận vô cớ; giảm hoặc mất các quan tâm thích thú trước kia của họ; giảm năng lực hoạt động, mau mệt mỏi; giảm sự tập trung, chú ý; chán nản, bi quan; cảm thấy tội lỗi, triệu chứng này làm người mẹ xa cách với đứa trẻ; rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ nhiều; rối loạn ăn uống. Ngoài ra, có một số triệu chứng mà người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể gặp phải như hồi hộp, mệt, nóng ran, cồn cào...
Hơn ai hết, người chồng và người thân cần gần gũi, chia sẻ với sản phụ trong thời kỳ hậu sản, để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu được phát hiện sớm và kiên trì điều trị kịp thời, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp không được điều trị, diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và có thể trở thành hội chứng loạn thần sau sinh.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trầm cảm là vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động cảm xúc, tư duy về vấn đề hoạt động. Bệnh trầm cảm sau sinh được hiểu là loại trầm cảm mắc phải sau khi sinh. Đối với những người trầm cảm sau sinh được chẩn đoán trầm cảm xuất hiện trong thời gian 3 tháng đầu sau sinh.
Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau sinh. Giai đoạn nhẹ là buồn bã, ủ rũ, trống rỗng, thiếu ngủ có thể chữa khỏi nếu được người thân quan tâm. Giai đoạn nặng hơn có biểu hiện hơi lú lẫn, mất ngủ, ảo giác, tội lỗi.
Bệnh nhân có dấu hiệu trầm cảm đến khám tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh. |
Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nguyễn Thanh Quang Vũ cho biết: “Người mẹ sau khi sinh bị trầm cảm để lại hậu quả rất nhiều. Chức năng làm mẹ của họ trước hết bị giảm hoặc mất. Đặc biệt trường hợp không điều trị tốt có thể có ý nghĩ tự sát, tự hủy hoại bản thân và gây tổn hại cho đứa trẻ. Nếu không được điều trị sẽ sinh ra loạn thần, gây ảo giác chi phối mọi hoạt động của người bệnh, gây nguy hiểm cho người bệnh”.
Theo bác sĩ Vũ, để nhận biết trầm cảm sau sinh, thì nên quan sát các triệu chứng cụ thể như: Khuôn mặt của người mẹ hay buồn bã, chán nản, hay khóc, dễ bực tức, cáu giận vô cớ; giảm hoặc mất các quan tâm thích thú trước kia của họ; giảm năng lực hoạt động, mau mệt mỏi; giảm sự tập trung, chú ý; chán nản, bi quan; cảm thấy tội lỗi, triệu chứng này làm người mẹ xa cách với đứa trẻ; rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ nhiều; rối loạn ăn uống. Ngoài ra, có một số triệu chứng mà người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có thể gặp phải như hồi hộp, mệt, nóng ran, cồn cào...
Hơn ai hết, người chồng và người thân cần gần gũi, chia sẻ với sản phụ trong thời kỳ hậu sản, để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu được phát hiện sớm và kiên trì điều trị kịp thời, hội chứng trầm cảm sau sinh thường khỏi trong vòng 6 tháng. Một số trường hợp không được điều trị, diễn biến bệnh sẽ kéo dài hơn và có thể trở thành hội chứng loạn thần sau sinh.
Bài, ảnh: KIM LIÊN