(Báo Quảng Ngãi)- Sốt xuất huyết (SXH) hiện đã xuất hiện ở 13/14 huyện, thành phố trong tỉnh (trừ huyện Sơn Tây). Đáng lo ngại là bệnh ngày càng gia tăng và diễn biến khó lường, nhất là ở khu vực miền núi, ven biển.
Gia tăng ở miền núi
Hiện nay, ở cả 5 huyện miền núi có bệnh nhân mắc bệnh SXH, với diễn biến bệnh tăng nhanh. Tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng), trong vòng một tháng qua đã ghi nhận 26 trường hợp mắc SXH. Ông Vũ Tiến Dũng, ở tổ dân phố 5, sau hai ngày sốt, mệt mỏi, ông được gia đình đưa vào nhập viện. “Nhức mỏi, đau đầu, sốt liên tục, tôi tưởng cảm thông thường, vào đây mới hay mình bị SXH. Ở khu dân cư của tôi cũng mới có hai gia đình có người bị SXH”, ông Dũng cho hay.
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng Đinh Hồng Nhía cho biết: Chưa năm nào, Trà Bồng có số ca SXH cao như năm nay. Một số bệnh nhân mắc bệnh, nhưng chủ quan đến điều trị muộn, xuất huyết tiểu cầu phải chuyển xuống tuyến tỉnh điều trị. Diễn biến bệnh ở địa phương đang gia tăng, ngoài thị trấn Trà Xuân, bệnh cũng xuất hiện rải rác ở các xã lân cận.
Huyện Trà Bồng đã và đang phát động tất cả các địa phương ra quân dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm. Từ đầu tháng 8 đến nay, Đội Y tế dự phòng huyện Trà Bồng đã tổ chức phun trên 30 lít hoá chất diệt muỗi ở các khu vực dân cư. Cùng với đó là kết hợp tuyên truyền, tư vấn cho người dân cách tự phòng chống dịch tại gia đình.
Tại huyện miền núi Ba Tơ cũng đã ghi nhận 15 ca bệnh SXH. Bệnh xuất hiện nhiều ở thị trấn Ba Tơ và các xã Ba Động, Ba Vì. Theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ Đinh Thị Mai Hương, hiện địa phương đang triển khai các giải pháp phòng bệnh, khống chế ổ dịch nhỏ, hạn chế lây lan và tập trung công tác tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh. Tuy nhiên, ý thức của người dân trong việc vệ sinh môi trường phòng ngừa dịch chưa cao, còn phụ thuộc, ỷ lại vào ngành y tế, nên công tác phòng, chống bệnh gặp khó khăn.
Người dân còn chủ quan
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến giữa tháng 8.2019, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.000 ca bệnh, với hàng trăm ổ dịch nhỏ phát sinh tại các địa phương. Đến nay, ngành y tế đã tăng cường công tác phòng bệnh và tập trung chu đáo cho công tác điều trị, hạn chế để xảy ra tử vong do SXH.
Thành phố Quảng Ngãi là nơi xảy ra SXH nhiều nhất trong toàn tỉnh, với gần 500 ca bệnh. Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Quảng Ngãi Lê Thị Bích Thu cho biết: Nhiều người dân còn chủ quan trong phòng, chống bệnh, nhất là địa bàn ven biển. Các xã, phường đã và đang triển khai nhiều đợt tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnh, mỗi gia đình cần nâng cao tính tự giác phòng bệnh theo hướng dẫn và chủ động thăm khám, điều trị khi có dấu hiệu bệnh SXH, tránh bệnh lây lan và bùng phát.
Đến thời điểm hiện nay, ngành y tế đã cấp gần 1 nghìn lít hóa chất để các địa phương dập dịch. Sở Y tế cũng liên tục cử đoàn công tác về các địa bàn tăng cường giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh. “Chúng tôi chỉ đạo y tế địa phương nắm rõ diễn biến bệnh, giám sát từng ổ dịch, tăng cường khoanh vùng, dập dịch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về tình hình bệnh”, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Gia tăng ở miền núi
Hiện nay, ở cả 5 huyện miền núi có bệnh nhân mắc bệnh SXH, với diễn biến bệnh tăng nhanh. Tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng), trong vòng một tháng qua đã ghi nhận 26 trường hợp mắc SXH. Ông Vũ Tiến Dũng, ở tổ dân phố 5, sau hai ngày sốt, mệt mỏi, ông được gia đình đưa vào nhập viện. “Nhức mỏi, đau đầu, sốt liên tục, tôi tưởng cảm thông thường, vào đây mới hay mình bị SXH. Ở khu dân cư của tôi cũng mới có hai gia đình có người bị SXH”, ông Dũng cho hay.
Đội Y tế dự phòng TP.Quảng Ngãi phun hoá chất tại xã Tịnh Hoà để phòng sốt xuất huyết. |
Huyện Trà Bồng đã và đang phát động tất cả các địa phương ra quân dọn vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm. Từ đầu tháng 8 đến nay, Đội Y tế dự phòng huyện Trà Bồng đã tổ chức phun trên 30 lít hoá chất diệt muỗi ở các khu vực dân cư. Cùng với đó là kết hợp tuyên truyền, tư vấn cho người dân cách tự phòng chống dịch tại gia đình.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh SXH, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ngành, hội, đoàn thể tăng cường công tác phòng, chống bệnh SXH. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, diệt muỗi... |
Người dân còn chủ quan
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến giữa tháng 8.2019, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.000 ca bệnh, với hàng trăm ổ dịch nhỏ phát sinh tại các địa phương. Đến nay, ngành y tế đã tăng cường công tác phòng bệnh và tập trung chu đáo cho công tác điều trị, hạn chế để xảy ra tử vong do SXH.
Thành phố Quảng Ngãi là nơi xảy ra SXH nhiều nhất trong toàn tỉnh, với gần 500 ca bệnh. Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Quảng Ngãi Lê Thị Bích Thu cho biết: Nhiều người dân còn chủ quan trong phòng, chống bệnh, nhất là địa bàn ven biển. Các xã, phường đã và đang triển khai nhiều đợt tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnh, mỗi gia đình cần nâng cao tính tự giác phòng bệnh theo hướng dẫn và chủ động thăm khám, điều trị khi có dấu hiệu bệnh SXH, tránh bệnh lây lan và bùng phát.
Đến thời điểm hiện nay, ngành y tế đã cấp gần 1 nghìn lít hóa chất để các địa phương dập dịch. Sở Y tế cũng liên tục cử đoàn công tác về các địa bàn tăng cường giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh. “Chúng tôi chỉ đạo y tế địa phương nắm rõ diễn biến bệnh, giám sát từng ổ dịch, tăng cường khoanh vùng, dập dịch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về tình hình bệnh”, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Bài, ảnh: KIM NGÂN