Không chịu khuất phục trước số phận nghiệt ngã, chỉ còn một cánh tay phải nhưng Nguyễn Hữu Thịnh vẫn làm thơ “thơ là đời em - thơ là những gì em có”, chỉ có những vần thơ mới giúp cho ước mơ của chàng trai sinh năm 1981 này trở thành hiện thực.
Vượt qua số phận
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo, năm 1981 cậu bé Thịnh cất tiếng khóc chào đời lành lặn như bao đứa trẻ khác. Đến tuổi đi học Thịnh cắp sách tới trường như bạn bè, thế nhưng chẳng hiểu sao sang năm học lớp 2 Thịnh bắt đầu có dấu hiệu của bệnh tật. Toàn bộ cơ xương của em bị biến dạng, chân tay teo đi, co quắp, các đốt sống lưng bị gập, co cơ mặt khiến khả năng giao tiếp của Thịnh rất khó khăn…từ đó bệnh của em ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Vượt qua số phận
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo, năm 1981 cậu bé Thịnh cất tiếng khóc chào đời lành lặn như bao đứa trẻ khác. Đến tuổi đi học Thịnh cắp sách tới trường như bạn bè, thế nhưng chẳng hiểu sao sang năm học lớp 2 Thịnh bắt đầu có dấu hiệu của bệnh tật. Toàn bộ cơ xương của em bị biến dạng, chân tay teo đi, co quắp, các đốt sống lưng bị gập, co cơ mặt khiến khả năng giao tiếp của Thịnh rất khó khăn…từ đó bệnh của em ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
“Đã mang lấy kiếp con người/ Phải vượt lên giữa cuộc đời bão giông…” - là những vần thơ đầy "quyết tâm" của Nguyễn Hữu Thịnh, chàng trai phải gánh chịu nỗi đau, di chứng chất độc da cam/điôxin. |
Trong con đau của con, ông Nguyễn Xuân Luật - người từng chiến đấu trong chiến trường Tây Nam Bộ năm 1973 - 1976), chỉ biết đau xót khi chất độc kia không những hành hạ ông mà còn gây đau khổ cho con trai ông.
Những ngày tháng sau đó, Thịnh sống trong cô độc, từ đó em trở thành đứa trẻ tật nguyền, thiệt thòi cả về vật chất lần tinh thần. Không chịu khuất phục trước số phận nghiệt ngã, em tìm mọi cách để cử động được cánh tay phải. “Mỗi ngày em nhích, nhích từng tí một, rồi những lúc đau quá không cử động được nhưng em tự nhủ rằng phải làm cho mọi người biết mày không phải là kẻ bỏ đi”, Thịnh chia sẻ.
Gian nan hơn là lúc em tập nói, tập phát âm lại như trẻ lên ba vậy, mỗi ngày em tự tập đọc một từ…rồi dần già em cũng đọc được sách, nói mọi người hiểu.
Mẹ của em bà Lương Thị Thôn kể: “Khi bệnh ông nội cháu thường kể cháu nghe những tấm gương vượt khó, những câu ca dao, câu chuyện cổ… để nó bớt đau nhưng rồi chính những điều đó đã khiến cháu thêm tự tin hơn, làm điểm tựa vững chắc cho cuộc sống của cháu sau này”. Tố chất thơ văn của Thịnh được bộc lộ từ nhỏ, qua những câu chuyện, lời ca cổ của ông, giúp em có cái nhìn cảm quan hơn về cuộc sống, ấp ủ những ước mơ để đời.
Thơ đến với Thịnh thật tình cờ “chỉ nằm một chỗ, chán nản em viết nỗi lòng của mình lên trang giấy trắng rồi thành thơ lúc nào không hay”. Giờ đây đối với Thịnh “thơ là đời em - thơ là những gì em có”.
Những vần thơ nâng cánh ước mơ
Năm 1997 thôn Mậu Duyệt mở hội làng, thông báo những ai biết làm thơ ra sân đình để giao lưu cùng mọi người. Các cụ bô lão trong làng không khỏi ngạc nhiên khi những vần thơ bay bổng được ngân lên bởi một cậu bé tật nguyền. Sau 12 năm làm thơ nhiều người biết đến Thịnh như nhà thơ mới của làng thơ, hơn thế nữa - hiểu và cảm phục nghị lực phi thường của Thịnh, người dân nơi đây coi em như một hình mẫu về nghị lực vượt khó.
Nhìn vào tủ sách của Thịnh không khỏi ngỡ ngàng bởi có tới hàng chục quyển sách thơ văn của các nhà thơ lớn như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,Tế Hanh, Lưu Quang Vũ… hay “Tinh hoa thơ mới bình phẩm và suy nghẫm”, “Tục ngữ và ca dao Việt Nam”…
“Thơ Hàn Mặc Tử có cái gì đó lôi cuốn em, kéo em đi theo nó. Bởi thơ ông là khúc ca bi tráng, da diết mà khúc chiết về số phận con người, đó chính là thứ thơ huyết lệ được diễn đạt bởi đỉnh cao của nghệ thuật”, Thịnh trầm ngâm.
Dù cuộc sống của em chỉ quanh quẩn trong căn phòng nhỏ với chiếc máy tính nối mạng cùng những câu chuyện của mọi người trong gia đình. Rồi một ngày Thịnh biết tới nhà Thơ Đỗ Trọng Khơi (Thái Bình), người có hoàn cảnh giống em, dù liệt đôi chân nhưng trong anh luôn có một hồn thơ bay bổng và ca vang. Điều đó càng thôi thúc Thịnh vượt qua mặc cảm để vươn tới cuộc sống tươi mới hơn.
Hiện, Hữu Thịnh đã sáng tác gần 800 bài thơ lưu trong 7 tập thơ, có thể kể như tập thơ Trái tim cô độc; Một khúc ca - Một cuộc đời ; Những giọt buồn…. “ Em làm thơ theo cảm xúc, chẳng theo chủ đề nào hết, buồn em cũng làm thơ, vui em cũng vui với thơ. Có khi 3-4 ngày em mới sáng tác được vài câu nhưng có lúc cảm xúc chợt tới là em viết - viết tới khi nào không viết được nữa em mới nghỉ”, Thịnh kể.
Cảm phục từ nghị lực của Thịnh cũng như cảm nhận đầy đủ xúc cảm từ những bài thơ của chàng trai này, thầy Lưu Văn Quỳnh, giáo viên dạy Văn trường THPT Cẩm Giàng (Huyện Cẩm Giàng - Hải Dương) đã chia sẻ: “Ngày 20/11 năm vừa rồi, tôi có nhận được một món quà nhỏ qua một cậu học trò, đó là 2 tập thơ Trái tim cô độc và Một khúc ca một cuộc đời của em Nguyễn Hữu Thịnh, tôi và các đồng nghiệp đều cảm nhận rõ ràng thơ của em có chiều sâu xúc cảm, nỗi niềm, và ý chí vươn lên trong cuộc sống”.
“Qua những tiết học của thầy Quỳnh chúng em biết tới anh Thịnh, biết thơ của anh như bài Khát vọng, Đâu còn cậu bé mười năm trước, Viết gửi người xa… Em rất xúc động và cảm phục ý chí kiên cường của anh, với nghị lực sống để làm tươi đẹp cuộc đời, anh như tấm gương để chúng em noi theo và học tập”, bạn Nguyễn Thị Phương lớp 11C7 trường THPT Cẩm Giàng nói. Đó cũng là cảm nhận của nhiều bạn trẻ khác cùng lớp Phương, khi đọc thơ Nguyễn Hữu Thịnh.
Nhớ thư người em nhỏ
Mấy mùa đã bặt tin em
Để mình xa cách, lòng thêm lạnh lùng!
Gió se, nắng nỏ nhớ nhung
Anh ngồi thiêu cả muôn trùng sang thu…
Víu vương! Tìm bóng em xưa
Một lần gặp để xuân vừa đầy vơi
Nhớ nhung thơ viết mấy lời
Mùa thu dường tỏ tình người mong manh!
Anh ôm giấc mộng khó thành:
- Mơ đời phúc hậu - yên lành bão mưa
Tin em đã vắng mấy mùa
Anh gom từng lá thư xưa - gọi thầm…
Nguyễn Hữu Thịnh
(10/09/2009)
Theo Dân trí