Một báo cáo mới đây xác nhận rằng, tình trạng tích tụ khí nhà kính trên toàn cầu đã đạt mức cao chưa từng thấy vào năm 2020.
[links()]
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, trong nhiều thời điểm, máy bay phải nằm lại trên mặt đất, xe cộ giảm lưu thông, qua đó các tuyến đường trên khắp thế giới được làm sạch, trong khi lượng khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch giảm khoảng 7%.
(Ảnh minh họa: AP) |
Trên thực tế, nồng độ khí CO2 trong năm 2020 đã đạt mức cao nhất so với các ghi chép hiện nay cũng như hồ sơ thống kê về lượng băng trong vòng 800.000 năm qua, với nồng độ cao hơn 48% so với giá trị thời kỳ tiền công nghiệp. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ, các loại khí nhà kính khác cũng đạt mức cao mới theo nghiên cứu trong những đánh giá ngang hàng.
Ông Jamie Peters, Giám đốc chiến dịch Friends of the Earth, cho biết: "Thậm chí, không một đại dịch toàn cầu nào có thể làm giảm lượng khí thải tàn phá khí hậu trong lâu dài, đủ để ngăn chặn sự hủy diệt của hành tinh".
Đánh giá cũng cho thấy, năm 2020 được ghi nhận là năm ấm áp nhất từ trước đến nay tại châu Âu, với nhiệt độ cao hơn 1,9°C so với mức trung bình trong giai đoạn từ năm 1981 - 2010. Bên cạnh đó, 5 năm nóng nhất so với nhiệt độ trung bình hàng năm ở châu Âu đều xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay.
Hầu như toàn bộ lục địa châu Âu đều báo cáo nhiệt độ cao hơn bình thường. Tại Nga, nền nhiệt cao hơn mức trung bình gần 3°C, trong khi Estonia, Lithuania, Phần Lan, Belarus và Ukraine đều ấm hơn 2°C.
Đối với Vương quốc Anh, năm 2020 là năm nóng thứ 3 được ghi nhận, nóng hơn 0,8°C đối với mức nhiệt trung bình và mùa đông ẩm ướt hơn bình thường 143%.
Trái đất tiếp tục tăng nhiệt, khiến mực nước biển dâng cao. Năm 2020 đã chứng kiến mức nước biển dâng cao mới trong năm thứ 9 liên tiếp.
Nghiên cứu này là một trong số những nghiên cứu gần đây về thực trạng lượng khí nhà kính trên toàn cầu tăng, gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, được công bố ngay trước thêm Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc COP26 vào tháng 11/2021.
Do đó, việc nhanh chóng coi các hiện tượng thời tiết cực đoan là hậu quả từ biến đổi khí hậu là điều quan trọng, qua đó "thúc đẩy ý chí chính trị và huy động các nguồn lực cần thiết để chuẩn bị, ứng phó và thích ứng với các cuộc khủng hoảng liên quan đến khí hậu".
Việc cắt giảm lượng khí thải càng sớm càng có thể giảm thiểu rủi ro cực đoan liên quan đến những hình thái thời tiết ngày càng khốc liệt và diễn thường xuyên hơn.
Theo VTV.vn