Lầu Năm Góc thông báo Mỹ sẽ triển khai 200 binh sĩ cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa và radar tới Ả rập Xê út sau vụ tấn công nhằm vào hai nhà máy dầu gần đây.
Thông báo của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman ngày 26/9 cho biết, Lầu Năm Góc sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, bao gồm các tên lửa và bệ phóng, cùng 4 hệ thống radar Sentinel để phát hiện bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Ả rập Xê út.
Ngoài ra, khoảng 140 nhân sự sẽ được triển khai để vận hành và bảo trì hệ thống Patriot tại Ả rập Xê út, trong khi 60 nhân sự khác vận hành các hệ thống radar.
“Đợt triển khai này sẽ tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa và phòng không của Ả rập Xê út đối với các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự trọng yếu”, người phát ngôn Lầu Năm Góc nói, đồng thời cho biết việc triển khai quân tới Ả rập Xê út cũng góp phần tăng cường “sự hiện diện đáng kể của lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực”.
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cũng đã phê chuẩn kế hoạch triển khai thêm các binh sĩ, cùng 2 hệ thống Patriot và một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Ả rập Xê út. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Người phát ngôn cũng cho biết Lầu Năm Góc đang kêu gọi các nước khác “đóng góp khí tài trong một nỗ lực quốc tế để củng cố năng lực phòng thủ của Ả rập Xê út”.
Tuần trước, Bộ trưởng Esper cáo buộc Iran phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê út hôm 14/9. Vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái khiến sản lượng dầu mỏ của Ả rập Xê út giảm một nửa, ảnh hưởng tới 5% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng nhanh chóng đổ lỗi cho Iran về vụ tấn công này, mặc dù lực lượng phiến quân Houthi tại Yemen đã lên tiếng nhận trách nhiệm và Iran cũng bác bỏ cáo buộc.
Ả rập Xê út và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất đã kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn các vụ tấn công có thể xảy ra trong tương lai. Bộ Quốc phòng Mỹ hiện duy trì khoảng 70.000 quân, bao gồm lực lượng hải quân, rải khắp khu vực.
Khả năng tấn công quân sự Iran
Ngoại trưởng Ả rập Xê út Adel al-Jubier ngày 25/9 tuyên bố tấn công quân sự Iran sẽ là một phương án được tính đến sau khi có các bằng chứng kết luận rằng, Tehran đã tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê út.
“Ngay sau khi cuộc điều tra kết thúc và chúng tôi có bằng chứng, sẽ có hàng loạt phương án được tính đến, bao gồm các phương án ngoại giao, kinh tế và quân sự”, ông Jubier phát biểu tại hội thảo diễn ra bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
“Chúng tôi đang tham vấn chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh khác. Không thể bỏ qua vụ tấn công. Iran sẽ phải gánh hậu quả vì những gì họ đã làm. Họ không thể nào lấy đi 5-6% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu mà cứ thế đi được”, ông Jubier nói thêm.
Ngoại trưởng Ả rập Xê út cũng cáo buộc Iran có liên quan tới chủ nghĩa khủng bố, bao gồm IS và al-Qaeda.
“Iran đã dung dưỡng và che chở cho các thủ lĩnh al-Qaeda trong suốt nhiều năm, đồng lõa với IS. Iran là nước duy nhất trong khu vực không bị al-Qaeda hoặc IS tấn công”, ông Jubier cho biết.
Thông báo của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman ngày 26/9 cho biết, Lầu Năm Góc sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, bao gồm các tên lửa và bệ phóng, cùng 4 hệ thống radar Sentinel để phát hiện bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Ả rập Xê út.
Ngoài ra, khoảng 140 nhân sự sẽ được triển khai để vận hành và bảo trì hệ thống Patriot tại Ả rập Xê út, trong khi 60 nhân sự khác vận hành các hệ thống radar.
Hệ thống tên lửa đất đối không MIM-104 Patriot PAC-3 của Mỹ (Ảnh: Raytheon) |
Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cũng đã phê chuẩn kế hoạch triển khai thêm các binh sĩ, cùng 2 hệ thống Patriot và một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Ả rập Xê út. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Người phát ngôn cũng cho biết Lầu Năm Góc đang kêu gọi các nước khác “đóng góp khí tài trong một nỗ lực quốc tế để củng cố năng lực phòng thủ của Ả rập Xê út”.
Tuần trước, Bộ trưởng Esper cáo buộc Iran phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê út hôm 14/9. Vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái khiến sản lượng dầu mỏ của Ả rập Xê út giảm một nửa, ảnh hưởng tới 5% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng nhanh chóng đổ lỗi cho Iran về vụ tấn công này, mặc dù lực lượng phiến quân Houthi tại Yemen đã lên tiếng nhận trách nhiệm và Iran cũng bác bỏ cáo buộc.
Ả rập Xê út và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất đã kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn các vụ tấn công có thể xảy ra trong tương lai. Bộ Quốc phòng Mỹ hiện duy trì khoảng 70.000 quân, bao gồm lực lượng hải quân, rải khắp khu vực.
Khả năng tấn công quân sự Iran
Ngoại trưởng Ả rập Xê út Adel al-Jubier ngày 25/9 tuyên bố tấn công quân sự Iran sẽ là một phương án được tính đến sau khi có các bằng chứng kết luận rằng, Tehran đã tấn công các cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê út.
“Ngay sau khi cuộc điều tra kết thúc và chúng tôi có bằng chứng, sẽ có hàng loạt phương án được tính đến, bao gồm các phương án ngoại giao, kinh tế và quân sự”, ông Jubier phát biểu tại hội thảo diễn ra bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
“Chúng tôi đang tham vấn chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh khác. Không thể bỏ qua vụ tấn công. Iran sẽ phải gánh hậu quả vì những gì họ đã làm. Họ không thể nào lấy đi 5-6% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu mà cứ thế đi được”, ông Jubier nói thêm.
Ngoại trưởng Ả rập Xê út cũng cáo buộc Iran có liên quan tới chủ nghĩa khủng bố, bao gồm IS và al-Qaeda.
“Iran đã dung dưỡng và che chở cho các thủ lĩnh al-Qaeda trong suốt nhiều năm, đồng lõa với IS. Iran là nước duy nhất trong khu vực không bị al-Qaeda hoặc IS tấn công”, ông Jubier cho biết.
Theo Thành Đạt/Dân Trí