Cơ quan Thực thi di trú và hải quan (ICE) Mỹ hợp tác cùng văn phòng công tố địa phương đã bắt giữ 680 người di cư không giấy tờ làm việc tại nhiều nhà máy chế biến nông sản ở bang Mississippi.
Theo Hãng tin Reuters, trong vụ truy quét ngày 7-8, nhà chức trách cũng tịch thu nhiều giấy tờ của các nhà máy để phục vụ điều tra.
Những người có giấy tờ hợp pháp được cho về. Đối với những người lao động bất hợp pháp, một số được tại ngoại vì lý do nhân đạo như có con nhỏ, nhưng sẽ phải đeo vòng giám sát và phải trình diện trước tòa khi có yêu cầu.
Những người còn lại bị đưa đi tạm giữ ở cơ sở của ICE tại Jena, bang Louisiana. Quyền giám đốc ICE, Matthew Albence, cho biết ICE sẽ tìm cách nhanh chóng trục xuất nhóm nhân công này.
Khoảng 600 nhân viên của ICE đã phong tỏa toàn bộ các lối ra vào tại các nhà máy trong quá trình khám xét để không ai có thể bỏ trốn. Hình ảnh từ video của ICE cho thấy các công nhân bị khám xét và kiểm tra giấy tờ. Một số người bị trói tay bằng khóa nhựa.
Một công nhân làm việc cho nhà máy Koch Foods Inc. tại thị trấn Morton, cách Jackson, thủ phủ tiểu bang Mississippi, khoảng 64km cho biết cảnh tượng vụ khám xét rất bi đát. Một số công nhân bỏ chạy nhưng bị bắt lại ở bãi đậu xe. Một bé trai, 13 tuổi, có cha mẹ gốc Guatemala, đứng cạnh cha, khóc tạm biệt người mẹ bị bắt.
Mặc dù ICE không tiết lộ cụ thể quốc tịch của những người bị bắt, theo báo USA Today, đa số là người gốc Mỹ Latin. Lãnh sự quán Mexico tại Mỹ cho biết họ sẽ đến tận nơi để hỗ trợ những công dân của mình.
Cuộc truy quét công nhân bất hợp pháp quy mô lớn, bao gồm cả bắt giam người vi phạm như thế này từng diễn ra năm 2008. Nhưng lúc đó chỉ có hơn 300 công nhận bị bắt tại một nhà máy đóng gói thịt ở Postville, Iowa.
Dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, ICE ưu tiên bắt những người vừa vượt biên, người bị từng nhận lệnh trục xuất và là đe dọa với an ninh công cộng.
Tổng thống Donald Trump coi việc trấn áp di dân bất hợp pháp là một trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông. Do đó, ICE bắt đầu tăng cường các hoạt động này từ tháng 1-2017.
Họ đã bắt hơn 2.300 người có liên quan đến tội hình sự và hành chính ở các nhà máy ở Mỹ trong năm tài chính 2018 (năm tài chính kết thúc vào tháng 9 hằng năm) so với chỉ hơn 300 người trong các năm trước đó.
Trong số các nhà máy vừa bị khám xét ở Mississippi có các nhà máy của công ty chế biến và đóng gói gia cầm Peco Foods, công ty cung ứng thịt gia cầm lớn thứ 8 ở Mỹ.
Tom Super, người phát ngôn của Hội đồng ngành công nghiệp chế biến gà ở Mỹ, cho biết các công ty trong ngành luôn nỗ lực hết sức để thuê lao động hợp pháp.
Tuy nhiên, bà Maria Isabel Ayala, nhân viên chăm sóc trẻ nhỏ cho công nhân làm việc tại nhà máy của Koch Foods Inc, cho biết thực tế không đơn giản như thế vì "Nếu không có họ (những lao động bất hợp pháp đến từ Nam Mỹ), ai sẽ làm việc giết mổ gà".
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhân viên chấp pháp của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan (ICE) tại buổi khám xét và bắt giữ ở một nhà máy tại bang Mississippi, Mỹ ngày 7-8 - Ảnh: REUTERS |
Những người có giấy tờ hợp pháp được cho về. Đối với những người lao động bất hợp pháp, một số được tại ngoại vì lý do nhân đạo như có con nhỏ, nhưng sẽ phải đeo vòng giám sát và phải trình diện trước tòa khi có yêu cầu.
Những người còn lại bị đưa đi tạm giữ ở cơ sở của ICE tại Jena, bang Louisiana. Quyền giám đốc ICE, Matthew Albence, cho biết ICE sẽ tìm cách nhanh chóng trục xuất nhóm nhân công này.
Khoảng 600 nhân viên của ICE đã phong tỏa toàn bộ các lối ra vào tại các nhà máy trong quá trình khám xét để không ai có thể bỏ trốn. Hình ảnh từ video của ICE cho thấy các công nhân bị khám xét và kiểm tra giấy tờ. Một số người bị trói tay bằng khóa nhựa.
Một công nhân làm việc cho nhà máy Koch Foods Inc. tại thị trấn Morton, cách Jackson, thủ phủ tiểu bang Mississippi, khoảng 64km cho biết cảnh tượng vụ khám xét rất bi đát. Một số công nhân bỏ chạy nhưng bị bắt lại ở bãi đậu xe. Một bé trai, 13 tuổi, có cha mẹ gốc Guatemala, đứng cạnh cha, khóc tạm biệt người mẹ bị bắt.
Mặc dù ICE không tiết lộ cụ thể quốc tịch của những người bị bắt, theo báo USA Today, đa số là người gốc Mỹ Latin. Lãnh sự quán Mexico tại Mỹ cho biết họ sẽ đến tận nơi để hỗ trợ những công dân của mình.
Cuộc truy quét công nhân bất hợp pháp quy mô lớn, bao gồm cả bắt giam người vi phạm như thế này từng diễn ra năm 2008. Nhưng lúc đó chỉ có hơn 300 công nhận bị bắt tại một nhà máy đóng gói thịt ở Postville, Iowa.
Dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, ICE ưu tiên bắt những người vừa vượt biên, người bị từng nhận lệnh trục xuất và là đe dọa với an ninh công cộng.
Tổng thống Donald Trump coi việc trấn áp di dân bất hợp pháp là một trọng tâm trong nhiệm kỳ của ông. Do đó, ICE bắt đầu tăng cường các hoạt động này từ tháng 1-2017.
Họ đã bắt hơn 2.300 người có liên quan đến tội hình sự và hành chính ở các nhà máy ở Mỹ trong năm tài chính 2018 (năm tài chính kết thúc vào tháng 9 hằng năm) so với chỉ hơn 300 người trong các năm trước đó.
Trong số các nhà máy vừa bị khám xét ở Mississippi có các nhà máy của công ty chế biến và đóng gói gia cầm Peco Foods, công ty cung ứng thịt gia cầm lớn thứ 8 ở Mỹ.
Tom Super, người phát ngôn của Hội đồng ngành công nghiệp chế biến gà ở Mỹ, cho biết các công ty trong ngành luôn nỗ lực hết sức để thuê lao động hợp pháp.
Tuy nhiên, bà Maria Isabel Ayala, nhân viên chăm sóc trẻ nhỏ cho công nhân làm việc tại nhà máy của Koch Foods Inc, cho biết thực tế không đơn giản như thế vì "Nếu không có họ (những lao động bất hợp pháp đến từ Nam Mỹ), ai sẽ làm việc giết mổ gà".
Theo HỒNG VÂN/Tuổi Trẻ Online