Quảng Ngãi thập nhị cảnh

10:03, 18/03/2023
.
(Báo Quảng Ngãi)- Lâu nay, chúng ta thường nghe nói Quảng Ngãi có 12 thắng cảnh (thập nhị cảnh). Vậy những thắng cảnh đó ở đâu, ai đề vịnh, có còn không, nên gìn giữ và phát huy như thế nào... chắc hẳn là điều mà nhiều người muốn biết.
 
[links()]
 
Lật tìm trong tư liệu
 
Trong Quảng Ngãi tỉnh chí, in trên “Nam Phong tạp chí”, năm 1933, Tuần vũ Quảng Ngãi là Nguyễn Bá Trác và các cộng sự, có nêu 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi. Theo trình tự, đó là: “Thiên Ấn niêm hà”, “Thiên Bút phê vân”, “Long Đầu hý thủy”, “La Hà thạch trận”, “Thạch Bích tà dương”, “Hà Nhai vãn độ”, “An Hải sa bàn”, “Cổ Lũy cô thôn”, “Liên Trì dục nguyệt”, “Vu Sơn lộc trường”, “Vân Phong túc vũ”, “Thạch Cơ điếu tẩu”. Các tác giả này còn viết thêm rằng: “Khi trước ông Nguyễn Cư Trinh làm Tuần phủ Quảng Ngãi nhân cảnh tự nhiên mà đặt ra có 10 cảnh, sau thêm 2 cảnh nữa thành 12 cảnh”.
 
Nhà biên khảo Phạm Trung Việt, trong Non nước xứ Quảng (bản Tân biên, Khai Trí, Sài Gòn, 1971), cũng có liệt kê 12 thắng cảnh đó, và chỉ xác nhận, từ khi trấn nhậm tại Quảng Ngãi vào năm 1750, Nguyễn Cư Trinh chỉ đề vịnh 10 thắng cảnh, còn 2 thắng cảnh là “Vu Sơn lộc trường” và “Vân Phong túc vũ” do các nho sĩ, thi nhân miền đất Ấn - Trà thêm vào. Như vậy, cả hai tài liệu trên xác nhận Nguyễn Cư Trinh có đề vịnh 10 cảnh đẹp của Quảng Ngãi (thập cảnh), còn người đời sau thêm vào 2 cảnh nữa, để trở thành “Quảng Ngãi thập nhị cảnh”, hay “Cẩm Thành thập nhị cảnh”. 
 
Quảng Ngãi thập nhị cảnh  (Báo Quảng Ngãi)- Lâu nay, chúng ta thường nghe nói Quảng Ngãi có 12 thắng cảnh (thập nhị cảnh). Vậy những thắng cảnh đó ở đâu, ai đề vịnh, có còn không, nên gìn giữ và phát huy như thế nào... chắc hẳn là điều mà nhiều người muốn biết.  Lật tìm trong tư liệu  Trong Quảng Ngãi tỉnh chí, in trên “Nam Phong tạp chí”, năm 1933, Tuần vũ Quảng Ngãi là Nguyễn Bá Trác và các cộng sự, có nêu 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi. Theo trình tự, đó là: “Thiên Ấn niêm hà”, “Thiên Bút phê vân”, “Long Đầu hý thủy”, “La Hà thạch trận”, “Thạch Bích tà dương”, “Hà Nhai vãn độ”, “An Hải sa bàn”, “Cổ Lũy cô thôn”, “Liên Trì dục nguyệt”, “Vu Sơn lộc trường”, “Vân Phong túc vũ”, “Thạch Cơ điếu tẩu”. Các tác giả này còn viết thêm rằng: “Khi trước ông Nguyễn Cư Trinh làm Tuần phủ Quảng Ngãi nhân cảnh tự nhiên mà đặt ra có 10 cảnh, sau thêm 2 cảnh nữa thành 12 cảnh”.  Nhà biên khảo Phạm Trung Việt, trong Non nước xứ Quảng (bản Tân biên, Khai Trí, Sài Gòn, 1971), cũng có liệt kê 12 thắng cảnh đó, và chỉ xác nhận, từ khi trấn nhậm tại Quảng Ngãi vào năm 1750, Nguyễn Cư Trinh chỉ đề vịnh 10 thắng cảnh, còn 2 thắng cảnh là “Vu Sơn lộc trường” và “Vân Phong túc vũ” do các nho sĩ, thi nhân miền đất Ấn - Trà thêm vào. Như vậy, cả hai tài liệu trên xác nhận Nguyễn Cư Trinh có đề vịnh 10 cảnh đẹp của Quảng Ngãi (thập cảnh), còn người đời sau thêm vào 2 cảnh nữa, để trở thành “Quảng Ngãi thập nhị cảnh”, hay “Cẩm Thành thập nhị cảnh”.   Tuy nhiên, khi đọc sách Văn học miền Nam thời Nam Bắc phân tranh (thế kỷ XVI - XVIII) của Phạm Việt Tuyền (Khai Trí, Sài Gòn, 1960), chúng tôi lại thấy, tác giả sách này có viết khác đi ít nhiều. Trong mục viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Cư Trinh, ông Phạm Việt Tuyền cho biết, theo tài liệu của Quan Đốc học Quy Nhơn là Bùi Văn Lăng (in trên Văn học tạp chí số 33 ngày 1/2/1934 và các tài liệu khác mà ông Bùi Văn Lăng cung cấp), Nguyễn Cư Trinh có viết 12 bài thơ vịnh cảnh đẹp Quảng Ngãi khi trấn nhậm ở đây vào năm 1750. Tên các bài thơ vịnh 12 thắng cảnh Quảng Ngãi cơ bản giống như tên 12 bài thơ mà chúng tôi nêu ở trên, chỉ khác về tên của 2 bài thơ là “Hà Khê vãn độ” và “Sa Kỳ điếu tẩu” (Quảng Ngãi tỉnh chí và Non nước xứ Quảng ghi là “Hà Nhai vãn độ” và “Thạch Cơ điếu tẩu).  Tương tự như sách của Phạm Việt Tuyền, sách Thơ văn Nguyễn Cư Trinh, do Phan Hứa Thụy sưu tầm, dịch, chú thích và giới thiệu (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1989), cũng đưa 12 bài thơ vịnh thắng cảnh Quảng Ngãi vào mục “Tác phẩm Nôm” của Nguyễn Cư Trinh, và có chú giải kỹ lưỡng.  Từ những chú giải của Quốc sử quán Triều Nguyễn  Trong sách Đại Nam nhất thống chí (quyển 8), phần “Tỉnh Quảng Ngãi”, biên soạn thời Tự Đức, khắc in thời Duy Tân, các tác giả thuộc Quốc sử quán Triều Nguyễn, có chú giải về một số địa danh núi, sông, cửa biển, hồ... liên quan đến các thắng cảnh nêu trên. Khi nói về các núi, sách này đều ghi: “Xưa, Tân Minh hầu Nguyễn Cư Trinh làm Tuần phủ Quảng Ngãi đề vịnh “Mười cảnh ở Quảng Ngãi”, “có một đề” là “Thiên Bút phê vân”, hay “một đề” là “Thiên Ấn niêm hà”, “một đề” là “Long Đầu hý thủy”...”  Như vậy, rõ ràng là cách đây hơn trăm năm, các tác giả Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đã khẳng định Nguyễn Cư Trinh có viết về các thắng cảnh Quảng Ngãi, nhưng ông chỉ viết có 10 bài. Và cũng theo sách này, 2 thắng cảnh “Vu Sơn lộc trường” và “Thạch Ky (Cơ) điếu tẩu” là của người sau thêm vào (xem Đại Nam nhất thống chí, bản in Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tập II, các trang 361, 379).  Các tác giả Quốc sử quán Triều Nguyễn khi viết về tỉnh Quảng Ngãi trong bộ sách Đồng Khánh địa dư chí, cũng có ghi chú về 10 thắng cảnh mà Nguyễn Cư Trinh đề vịnh, với tên gọi là “Quảng Ngãi thập cảnh”, không khác mấy so với sách Đại Nam nhất thống chí.   Từ việc đối chiếu với hai bộ địa chí cổ nhất (có viết về tỉnh Quảng Ngãi), tạm thời khẳng định: Xem tất cả 12 bài đã nêu là của Nguyễn Cư Trinh, có thể chưa chính xác (như các tác giả Phạm Việt Tuyền, Phan Hứa Thụy); xem “Vân Phong túc vũ” là của người đời sau thêm vào, có lẽ cũng là nhầm lẫn (như ông Phạm Trung Việt).  Mấy vấn đề còn bỏ ngỏ  Các thắng cảnh nói trên ở đâu, nay có còn không và chúng ta phải ứng xử thế nào với các thắng cảnh là một vấn đề cần tìm hiểu thêm. Trước hết là các bài thơ đó vịnh các thắng cảnh ở đâu? Các cảnh “Thiên Ấn niêm hà”, “Thiên Bút phê vân”, “Long Đầu hý thủy
Núi Long Đầu, ở phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi).                   ẢNH: LÊ MINH THỂ
Tuy nhiên, khi đọc sách Văn học miền Nam thời Nam Bắc phân tranh (thế kỷ XVI - XVIII) của Phạm Việt Tuyền (Khai Trí, Sài Gòn, 1960), chúng tôi lại thấy, tác giả sách này có viết khác đi ít nhiều. Trong mục viết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Cư Trinh, ông Phạm Việt Tuyền cho biết, theo tài liệu của Quan Đốc học Quy Nhơn là Bùi Văn Lăng (in trên Văn học tạp chí số 33 ngày 1/2/1934 và các tài liệu khác mà ông Bùi Văn Lăng cung cấp), Nguyễn Cư Trinh có viết 12 bài thơ vịnh cảnh đẹp Quảng Ngãi khi trấn nhậm ở đây vào năm 1750. Tên các bài thơ vịnh 12 thắng cảnh Quảng Ngãi cơ bản giống như tên 12 bài thơ mà chúng tôi nêu ở trên, chỉ khác về tên của 2 bài thơ là “Hà Khê vãn độ” và “Sa Kỳ điếu tẩu” (Quảng Ngãi tỉnh chí và Non nước xứ Quảng ghi là “Hà Nhai vãn độ” và “Thạch Cơ điếu tẩu).
 
Tương tự như sách của Phạm Việt Tuyền, sách Thơ văn Nguyễn Cư Trinh, do Phan Hứa Thụy sưu tầm, dịch, chú thích và giới thiệu (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1989), cũng đưa 12 bài thơ vịnh thắng cảnh Quảng Ngãi vào mục “Tác phẩm Nôm” của Nguyễn Cư Trinh, và có chú giải kỹ lưỡng.
 
Từ những chú giải của Quốc sử quán Triều Nguyễn
 
Trong sách Đại Nam nhất thống chí (quyển 8), phần “Tỉnh Quảng Ngãi”, biên soạn thời Tự Đức, khắc in thời Duy Tân, các tác giả thuộc Quốc sử quán Triều Nguyễn, có chú giải về một số địa danh núi, sông, cửa biển, hồ... liên quan đến các thắng cảnh nêu trên. Khi nói về các núi, sách này đều ghi: “Xưa, Tân Minh hầu Nguyễn Cư Trinh làm Tuần phủ Quảng Ngãi đề vịnh “Mười cảnh ở Quảng Ngãi”, “có một đề” là “Thiên Bút phê vân”, hay “một đề” là “Thiên Ấn niêm hà”, “một đề” là “Long Đầu hý thủy”...”  Như vậy, rõ ràng là cách đây hơn trăm năm, các tác giả Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đã khẳng định Nguyễn Cư Trinh có viết về các thắng cảnh Quảng Ngãi, nhưng ông chỉ viết có 10 bài. Và cũng theo sách này, 2 thắng cảnh “Vu Sơn lộc trường” và “Thạch Ky (Cơ) điếu tẩu” là của người sau thêm vào (xem Đại Nam nhất thống chí, bản in Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tập II, các trang 361, 379).
 
Các tác giả Quốc sử quán Triều Nguyễn khi viết về tỉnh Quảng Ngãi trong bộ sách Đồng Khánh địa dư chí, cũng có ghi chú về 10 thắng cảnh mà Nguyễn Cư Trinh đề vịnh, với tên gọi là “Quảng Ngãi thập cảnh”, không khác mấy so với sách Đại Nam nhất thống chí. 
 
Từ việc đối chiếu với hai bộ địa chí cổ nhất (có viết về tỉnh Quảng Ngãi), tạm thời khẳng định: Xem tất cả 12 bài đã nêu là của Nguyễn Cư Trinh, có thể chưa chính xác (như các tác giả Phạm Việt Tuyền, Phan Hứa Thụy); xem “Vân Phong túc vũ” là của người đời sau thêm vào, có lẽ cũng là nhầm lẫn (như ông Phạm Trung Việt).
 
Mấy vấn đề còn bỏ ngỏ
 
Các thắng cảnh nói trên ở đâu, nay có còn không và chúng ta phải ứng xử thế nào với các thắng cảnh là một vấn đề cần tìm hiểu thêm. Trước hết là các bài thơ đó vịnh các thắng cảnh ở đâu? Các cảnh “Thiên Ấn niêm hà”, “Thiên Bút phê vân”, “Long Đầu hý thủy", “An Hải sa bàn”... thì có lẽ nhiều người đã rõ các danh thắng này ở đâu. Còn các thắng cảnh “Liên Trì dục nguyệt”, “Thạch Bích tà dương”, “Vu Sơn lộc trường”, “Hà Nhai vãn độ” (hay “Hà Khê vãn độ” như ông Phạm Việt Tuyền nêu)... chẳng hạn, cần tìm hiểu thêm để rõ hơn. Đối với thắng cảnh “Liên Trì dục nguyệt", có người giải thích là ở Liên Chiểu (TX.Đức Phổ), còn có người giải thích là ở Ba La (TP.Quảng Ngãi). “Thạch Bích tà dương” cũng vậy, người nói là ở TX.Đức Phổ, người nói ở huyện Nghĩa Hành, hay huyện Sơn Hà.
 
Còn thắng cảnh “Vân Phong túc vũ”, người nói là ở Eo Mây (giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi”, người nói là huyện Trà Bồng... Để xác định địa điểm tương đối cụ thể, cần khảo sát, xem xét nhiều tư liệu, kể cả các tư liệu có liên quan ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, như GS Trần Nghĩa có liệt kê trong phần “Tổng luận” của cuốn Địa chí Quảng Ngãi in năm 2008. Khi có điều kiện chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về từng thắng cảnh. 
 
Điều cần thiết nữa là, cần tổ chức biên soạn, xuất bản các tập sách, tranh ảnh, tài liệu về 12 thắng cảnh Quảng Ngãi để nhiều người cùng tham khảo; nên đưa các tài liệu này vào chương trình giảng dạy cho học sinh tại địa phương. Sau khi xác định địa điểm cụ thể, cần phải khảo sát hiện trạng các thắng cảnh để có giải pháp phục hồi, trùng tu, tôn tạo gắn với phát triển du lịch.
 
NGUYỄN ĐĂNG VŨ
 

.