Hầu hết giáo viên tin học ở miền núi đều là hợp đồng. Vì vậy, sau khi thực hiện Nghị định 161 của Chính phủ, các giáo viên này đều bị cắt hợp đồng. Không có giáo viên chuyên ngành giảng dạy, dẫn đến tình trạng nhiều trường học trên địa bàn tỉnh phải “đóng cửa” phòng máy tính, gây lãng phí nguồn lực cơ sở vật chất.
Với mục tiêu hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân, tạo hứng thú học tập cho học sinh, Bộ GD&ĐT đã đưa một số môn học tự chọn vào giảng dạy ở bậc tiểu học. Trong đó, tin học là môn học được nhiều học sinh lựa chọn.
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, ngành giáo dục đã đầu tư rất nhiều kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy tính cho các trường học. Do đó, không chỉ các trường tiểu học, THCS ở đồng bằng, mà hầu hết các trường ở miền núi cũng đã được trang bị phòng máy tính rất bài bản.
Bên cạnh đó, theo quy định để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đối với cấp tiểu học, trường đạt chuẩn mức độ 2 phải có phòng máy tính và giáo viên dạy tin học; đối với THCS, trường đạt chuẩn cũng phải có phòng máy vi tính và đủ giáo viên tin học. Thế nhưng, thực tế thời gian qua trên địa bàn tỉnh, số giáo viên dạy tin học tại các trường tiểu học, THCS chủ yếu là giáo viên hợp đồng. Vậy nên, khi bị cắt hợp đồng, hàng loạt trường rơi vào tình cảnh “treo máy”.
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Bình (Trà Bồng) Đào Thị Tâm cho biết: Trường được đầu tư 25 máy tính để bàn. Trước đây, nhà trường có hợp đồng một giáo viên tin học, đảm nhận dạy môn này cho các em từ lớp 3 đến lớp 5. Hầu như ngày nào, phòng máy tính cũng được mở cửa, đáp ứng đủ tiết cho các em. Tuy nhiên, từ ngày cắt hợp đồng giáo viên tin, phòng máy tính đành phải đóng cửa.
Thiếu giáo viên tin học đang là thực trạng chung của nhiều trường trên địa bàn tỉnh hiện nay. Để máy móc không bị hỏng, nhiều trường THCS phải phân công giáo viên các ngành khác có chứng chỉ tin học để dạy tạm thời cho các em, nhưng hiệu quả không cao. Riêng đối với các trường tiểu học thì phòng máy tính đành “đóng cửa”.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Giang (Trà Bồng) Dương Văn Nhàn cho biết: Để các em tiếp cận được với công nghệ thông tin theo chủ trương chung, trường đã được đầu tư 24 máy tính, đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện Nghị định 161, trường đã không còn giáo viên dạy tin nữa.
Lo ngại lâu ngày không khởi động, máy tính sẽ hư hỏng, nên vài ngày thầy Nhàn hoặc các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường lại mở cửa cho khởi động máy một lần. Tuy nhiên, vì không được sử dụng thường xuyên, nên đã có 2 máy bị hư hỏng.
“Tôi rất mong tỉnh sớm phân công giáo viên tin học về đảm nhận bộ môn này tại trường. Chỉ lo lúc máy móc còn tốt thì không có giáo viên dạy, học sinh miền núi không được tiếp cận công nghệ thông tin, đến khi có giáo viên lại không có máy để dạy thì khổ”, thầy Nhàn bày tỏ.
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Trà Bồng, hiện hầu hết các trường từ bậc tiểu học đến THCS đều thiếu giáo viên tin học. Phòng cũng đã nhiều lần báo cáo huyện để kiến nghị lên tỉnh xin phân bổ biên chế giáo viên tin học cho các trường, để đảm bảo kế hoạch dạy và học, tránh lãng phí trang thiết bị đã được đầu tư.
Với mục tiêu hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực cá nhân, tạo hứng thú học tập cho học sinh, Bộ GD&ĐT đã đưa một số môn học tự chọn vào giảng dạy ở bậc tiểu học. Trong đó, tin học là môn học được nhiều học sinh lựa chọn.
Phòng máy vi tính của Trường Tiểu học Trà Giang (Trà Bồng) luôn trong tình trạng đóng cửa vì không có giáo viên tin học. |
Bên cạnh đó, theo quy định để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, đối với cấp tiểu học, trường đạt chuẩn mức độ 2 phải có phòng máy tính và giáo viên dạy tin học; đối với THCS, trường đạt chuẩn cũng phải có phòng máy vi tính và đủ giáo viên tin học. Thế nhưng, thực tế thời gian qua trên địa bàn tỉnh, số giáo viên dạy tin học tại các trường tiểu học, THCS chủ yếu là giáo viên hợp đồng. Vậy nên, khi bị cắt hợp đồng, hàng loạt trường rơi vào tình cảnh “treo máy”.
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Bình (Trà Bồng) Đào Thị Tâm cho biết: Trường được đầu tư 25 máy tính để bàn. Trước đây, nhà trường có hợp đồng một giáo viên tin học, đảm nhận dạy môn này cho các em từ lớp 3 đến lớp 5. Hầu như ngày nào, phòng máy tính cũng được mở cửa, đáp ứng đủ tiết cho các em. Tuy nhiên, từ ngày cắt hợp đồng giáo viên tin, phòng máy tính đành phải đóng cửa.
Thiếu giáo viên tin học đang là thực trạng chung của nhiều trường trên địa bàn tỉnh hiện nay. Để máy móc không bị hỏng, nhiều trường THCS phải phân công giáo viên các ngành khác có chứng chỉ tin học để dạy tạm thời cho các em, nhưng hiệu quả không cao. Riêng đối với các trường tiểu học thì phòng máy tính đành “đóng cửa”.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Giang (Trà Bồng) Dương Văn Nhàn cho biết: Để các em tiếp cận được với công nghệ thông tin theo chủ trương chung, trường đã được đầu tư 24 máy tính, đáp ứng nhu cầu học tập của các em. Tuy nhiên, ngay sau khi thực hiện Nghị định 161, trường đã không còn giáo viên dạy tin nữa.
Lo ngại lâu ngày không khởi động, máy tính sẽ hư hỏng, nên vài ngày thầy Nhàn hoặc các thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường lại mở cửa cho khởi động máy một lần. Tuy nhiên, vì không được sử dụng thường xuyên, nên đã có 2 máy bị hư hỏng.
“Tôi rất mong tỉnh sớm phân công giáo viên tin học về đảm nhận bộ môn này tại trường. Chỉ lo lúc máy móc còn tốt thì không có giáo viên dạy, học sinh miền núi không được tiếp cận công nghệ thông tin, đến khi có giáo viên lại không có máy để dạy thì khổ”, thầy Nhàn bày tỏ.
Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Trà Bồng, hiện hầu hết các trường từ bậc tiểu học đến THCS đều thiếu giáo viên tin học. Phòng cũng đã nhiều lần báo cáo huyện để kiến nghị lên tỉnh xin phân bổ biên chế giáo viên tin học cho các trường, để đảm bảo kế hoạch dạy và học, tránh lãng phí trang thiết bị đã được đầu tư.
Bài, ảnh: HỒNG HOA