Đó là một trong những nội dung trong công văn do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học có thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2019.
Ngày 22/7/2019, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 3115/BGDĐT-NGCBQLGD, gửi thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học có thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2019 về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Theo đó, để việc xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019 được thực hiện đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, Bộ GD&ĐT yêu cầu:
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học có thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2019 chỉ đạo xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Giáo sư cơ sở đảm bảo đúng quy trình tại Quyết định số 37 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 04 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Trong đó, tập trung chỉ đạo việc công khai hồ sơ điện tử của từng ứng viên trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên); rà soát hồ sơ của ứng viên, thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ; thẩm định thâm niên đào tạo, nghiên cứu khoa học của ứng viên và tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn, khả năng giao tiếp tiếng Anh của từng ứng viên đảm bảo chất lượng.
Đặc biệt, Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học.
Theo Quy chế mới, thành viên các Hội đồng Giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
Đối với Hội đồng giáo sư cơ sở, phải công khai hoạt động của Hội đồng giáo sư cơ sở và hồ sơ của ứng viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
Trước đây, thành viên hội đồng giáo sư cơ sở phải là giảng viên các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Tuy nhiên, theo Quy chế mới, cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu là giáo sư, phó giáo sư
Để có đủ thành viên theo quy định, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước nhưng đang tham gia giảng dạy tại đơn vị mình tham gia hội đồng giáo sư cơ sở.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu là giáo sư, phó giáo sư thì mới được thành lập Hội đồng giáo sư cơ sở |
Theo đó, để việc xét công nhận tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2019 được thực hiện đúng quy trình, thủ tục, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, Bộ GD&ĐT yêu cầu:
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học có thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở năm 2019 chỉ đạo xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại Hội đồng Giáo sư cơ sở đảm bảo đúng quy trình tại Quyết định số 37 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 04 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Trong đó, tập trung chỉ đạo việc công khai hồ sơ điện tử của từng ứng viên trên Trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học (nơi nhận hồ sơ của ứng viên); rà soát hồ sơ của ứng viên, thẩm định tính pháp lý, sự chuẩn xác của hồ sơ; thẩm định thâm niên đào tạo, nghiên cứu khoa học của ứng viên và tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn, khả năng giao tiếp tiếng Anh của từng ứng viên đảm bảo chất lượng.
Đặc biệt, Thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học.
Theo Quy chế mới, thành viên các Hội đồng Giáo sư là giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng ở các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg.
Đối với Hội đồng giáo sư cơ sở, phải công khai hoạt động của Hội đồng giáo sư cơ sở và hồ sơ của ứng viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.
Trước đây, thành viên hội đồng giáo sư cơ sở phải là giảng viên các cơ sở giáo dục đại học trong nước. Tuy nhiên, theo Quy chế mới, cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu là giáo sư, phó giáo sư
Để có đủ thành viên theo quy định, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có thể mời giáo sư, phó giáo sư ở trong và ngoài nước nhưng đang tham gia giảng dạy tại đơn vị mình tham gia hội đồng giáo sư cơ sở.
Theo Hồng Hạnh/Dân Trí