Theo lời hẹn trước, chúng tôi đến thăm gia đình cựu chiến binh tàu không số Hà Văn Bằng tại xóm Thông, xã Khánh Cư, huyện Ninh Khánh (Ninh Bình) vào một ngày đẹp trời. Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, tóc đã bạc, da đã nhăn nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện ông về những kỷ niệm trên con tàu không số, ánh mắt của ông lại rực sáng lên. Những ký ức của một thời dũng cảm vượt biển, đấu trí với kẻ thù, vận chuyển vũ khí vào miền Nam lại ùa về trong ông.
Nhấp một ngụp nước chè, ông trâm ngâm kể:
- Tháng 2-1964, tôi nhập ngũ khi vừa tròn 19 tuổi. Sau 3 tháng huấn luyện tôi được tuyển về Đoàn tàu không số (Đoàn 125 Hải quân), đóng ở cảng K20 (Bến Bính, Hải Phòng). Sau khi về cảng K20, chúng tôi được học sử dụng thêm một số loại vũ khí nữa như súng 12,7li, súng ĐKZ, súng tiểu liên K50 và thủ pháo dù tại khu giao tế Đồ Sơn. Đặc biệt, chúng tôi còn phải huấn luyện kiểm tra sức khỏe qua những chuyến đi thử sóng.
Những thử thách đầu tiên
Theo như lời người cựu binh già, khi về Đoàn 125 Hải quân ông vẫn chưa biết mình có nhiệm vụ gì, chỉ biết được về một đơn vị đặc biệt của Hải quân. Lúc đó ai cũng nghĩ tất cả đều được xuống tàu và sẵn sàng đi chiến đấu. Tuy nhiên, khi về tàu, tất cả đều phải trải qua những đợt thử thách sóng, gió trên biển, mặc dù lúc đó ai cũng đủ sức khỏe loại 1 cả.
- Hồi đó, chúng tôi được thử sóng, kiểm tra sức khỏe vào những ngày sóng gió cấp 7 trở lên. Tất cả được đưa xuống tàu rồi xuất phát từ Hải Phòng. Khi mới lên tàu, mọi người lại được uống sữa, ăn bánh kẹo thoải mái nên ai cũng thấy rất thích. Nhưng ra đến phao số 0, một số người đã bị nôn. Chỉ huy tàu đến từng người động viên và ghi tên. Sau đó tàu tiếp tục chạy xuôi sóng trong một giờ đồng hồ rồi lại quay 180 độ chạy ngược sóng.
Tiếp tục có một số người say. Tôi nhớ lúc đó cứ ai say thì chỉ huy lại động viên ăn thêm bánh cho đỡ nôn nao nhưng sau này mới biết đó là cách kiểm tra xem ai chịu đựng được sóng giỏi nhất vì toàn ăn những đồ dễ bị nôn. Sau khi đi ngược sóng khoảng một giờ đồng hồ tàu lại tiếp tục đi ngang sóng nhưng nguy hiểm và gian khổ nhất là lúc tàu đi ngang sóng rồi tắt máy thả trôi vì lúc đó tàu lắc rất mạnh, cứ chồm lên giật xuống theo từng con sóng. Đến lúc đó thì hầu hết mọi người đều say sóng cả...
Sau khi tuyển chọn, ông được điều về tàu 41, do Hồ Đức Thạnh làm thuyền trưởng. Một thời gian sau, ông chuyển sang tàu 68 và được phân công ở vị trí pháo thủ số 5. Thuyền 68 do Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng, thuyền phó là La Minh Tốt, chính trị viên là Hồ Đức Thắng. Chính ở trên con tàu này, ông đã cùng đồng đội thực hiện được 4 chuyến vận chuyển vũ khí vào miền Nam.
- Ngày đó trên tàu được thiết kế, trang bị và bố trí như thế nào, thưa bác?
- Tàu do Xưởng tàu 3 đóng có trọng tải 100 tấn, vỏ sắt, dài khoảng 30m, rộng gần chục mét, chỉ có một máy 4 thì, tốc độ khoảng 10 hải lý/giờ. Tàu được thiết kế hai đáy, có nơi dự trữ nước vừa để sinh hoạt vừa để giảm độ lắc của tàu. Tàu có bình giảm âm, tránh bị địch phát hiện khi chạy vào gần bờ, được trang bị súng máy 12,7mm, ĐKZ, AK, lựu đạn và thủ pháo dù, loại này khi ném ra, chạm vuông góc tạo ra sức nổ lớn, công phá mạnh. Các loại vũ khí này được bố trí và ngụy trang khéo léo nhưng vẫn thuận tiện đưa ra sẵn sàng chiến đấu.
Sau khi tuyển chọn, ông được điều về tàu 41, do Hồ Đức Thạnh làm thuyền trưởng. Một thời gian sau, ông chuyển sang tàu 68 và được phân công ở vị trí pháo thủ số 5. Thuyền 68 do Nguyễn Phan Vinh làm thuyền trưởng, thuyền phó là La Minh Tốt, chính trị viên là Hồ Đức Thắng. Chính ở trên con tàu này, ông đã cùng đồng đội thực hiện được 4 chuyến vận chuyển vũ khí vào miền Nam.
- Ngày đó trên tàu được thiết kế, trang bị và bố trí như thế nào, thưa bác?
- Tàu do Xưởng tàu 3 đóng có trọng tải 100 tấn, vỏ sắt, dài khoảng 30m, rộng gần chục mét, chỉ có một máy 4 thì, tốc độ khoảng 10 hải lý/giờ. Tàu được thiết kế hai đáy, có nơi dự trữ nước vừa để sinh hoạt vừa để giảm độ lắc của tàu. Tàu có bình giảm âm, tránh bị địch phát hiện khi chạy vào gần bờ, được trang bị súng máy 12,7mm, ĐKZ, AK, lựu đạn và thủ pháo dù, loại này khi ném ra, chạm vuông góc tạo ra sức nổ lớn, công phá mạnh. Các loại vũ khí này được bố trí và ngụy trang khéo léo nhưng vẫn thuận tiện đưa ra sẵn sàng chiến đấu.
Trên tàu còn được đặt 1 tấn thuốc nổ, được chia và bố trí ở những vị trí thích hợp như khoang mũi, hầm hàng, khoang máy... Các vị trí này được mắc “nối tiếp” với nhau để có thể nổ đồng thời khi kích nổ trong trường hợp bị lộ, gặp địch buộc phải hủy tàu để giữ bí mật con đường. Tàu có 16 người, gồm: thuyền trưởng, chính trị viên, thuyền phó, báo vụ trưởng, báo vụ phó, máy trưởng máy 1, máy 2, máy 3, y tá 1 người, hàng hải 1 người, mặt boong có 6 người, tôi là pháo thủ số 5 trên boong.
Cựu chiến binh Hà Văn Bằng chăm sóc vườn cây cảnh tại nhà. |
Tôi còn nhớ, hồi đó khi vào bờ, nguy hiểm nhất là lúc tàu gặp sóng cồn. Tức là sóng đánh vào cồn cát, nếu không cẩn thận tàu bị trôi theo, khi va vào cồn cát thì một là đổ tàu, hai là mắc cạn không ra được. Khi đó tàu chúng tôi không có máy đo độ sâu mà thường đo rất thô sơ bằng cách thả một quả cân (quả dọi) ở dưới đục một cái lỗ, thả xuống nhấc lên hạ xuống để xem khu vực này là bùn hay là rác để xác định vị trí tàu trên hải đồ.
Nếu là khu vực gần bờ thì chỉ có phương pháp đo độ sâu bằng cách thủy thủ xếp thành 2 hàng bên thân tàu. Mỗi bên 3 người, mỗi người cầm một chiếc sào 10 mét, cứ 1 mét lại sơn đen, rồi sơn đỏ để đo vòng tròn. Khi đo xong người thứ nhất sẽ nói nhỏ cho người thứ hai, người thứ hai nói cho người thứ ba và người thứ ba nói cho thuyền trưởng. Thuyền trưởng căn cứ vào đó biết bên nào sâu hay nông thì lái tàu sang bên đó.
“Chuyến đi đặc biệt”
Trong tâm trí người cựu chiến binh già, mỗi chuyến đi là một kỷ niệm. Có những chuyến đi suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió vào thẳng chiến trường miền Nam, có những chuyến đi kéo dài đến hàng tháng trời; có khi gần đến đích lại phải quay trở lại do bị địch phát hiện. Có những chuyến đi, tàu phải liên tục “thay hình đổi dạng” để đánh lừa quân địch, nhiều lần đã sẵn sàng “cảm tử” nhưng cuối cùng lại thoát hiểm.
“Cuối tháng 11-1964, sau khi hoàn thành một chuyến đưa vũ khí vào bến Trà Vinh trở về, chúng tôi đưa tàu vào đốc để sơn lại, sửa chữa và kiểm tra máy móc. Lúc này đã gần Tết Ất Tỵ (1965) nên cả hai miền thực hiện lệnh ngừng bắn. Cấp trên cho rằng đây là cơ hội tốt, cần tranh thủ để vận chuyển vũ khí vào Nam nên quyết định lệnh cho tàu đi thêm một chuyến nữa vào khu vực này. Với chúng tôi đây là “chuyến đi đặc biệt”.
Ngày đó, khó khăn nhất là làm sao thực hiện được nhiệm vụ mà qua khỏi 5 tuyến phòng thủ của quân địch. Vòng ngoài cùng là Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ với các tàu khu trục, chiến thuyền cỡ lớn luôn sẵn sàng bắn hạ mục tiêu nghi ngờ. Tuyến phòng thủ thứ hai là lực lượng hải quân ngụy liên tục tuần tra. Gần bờ là tuyến thứ ba, với lực lượng hải thuyền tốc độ lớn của ngụy chuyên săn lùng tại các sông rạch gần bờ biển. Ngoài ra là hệ thống rađa điện tử cảnh giới bờ biển được bố trí dày đặc. Còn lại là lực lượng địch trên bờ rất đông, chưa kể số lượng lớn ngư lôi, thủy lôi và lực lượng người nhái của địch...
Chuyến đi giáp Tết Ất Tỵ của chúng tôi cũng khá thuận lợi. Nhưng khi vào đến khu vực biển miền Nam, tôi và một đồng chí nữa đang ngồi trực thì phát hiện thấy tàu địch. Thuyền trưởng Phan Vinh ra lệnh mở lái cho thuyền chạy sang hướng khác để tránh đụng độ thuyền địch. Đi được một lúc lại thấy 2 chiếc thuyền khác của địch đuổi theo, chúng tôi được lệnh mang hết lưới, thúng, bao giăng hết lên thuyền để giả làm thuyền đánh cá. Lúc này, 2 chiếc thuyền chiến của địch vẫn giữ khoảng cách gần 10 km với thuyền của chúng tôi. Sau đó chúng tôi nghe thấy tiếng máy bay của địch.
Thuyền trưởng Phan Vinh hạ lệnh cho mọi người xuống hết khoang chỉ để một người trên chỗ quan sát cá. Máy bay từ phía trên phóng thẳng xuống gần mũi tàu. Thuyền trưởng Phan Vinh lệnh không cho bắn. Sau đấy chúng tôi mới biết là máy bay địch chụp ảnh tàu chứ không phải là muốn bắn. Ngay sau khi máy bay địch đi thuyền trưởng ra lệnh sơn lại mặt boong tàu, thay biển số tàu và mở hướng khác chạy vào bờ.
Phương châm của các chuyến đi khi đó là “bí mật, bất ngờ, né tránh, dũng cảm, mưu trí thọc sâu vào lòng địch” với mục đích cuối cùng vẫn là đưa vũ khí vào đến nơi an toàn chứ không phải là đánh nhau với địch. Nếu gặp địch bắn thử cũng không được bắn lại, khi thuyền trưởng xác định nó bắn mình thật lúc đó mới đánh. Đặc biệt, thuyền trưởng phải tính làm sao để khi đến khu vực gần bến bãi bốc hàng phải vào khoảng chiều để đến tối tàu có thể chạy thẳng vào bờ dỡ hàng.
Tối đó, khi thủy triều lên tàu chúng tôi chạy vào bờ nhưng lại bị mắc cạn. Đúng lúc đó, chúng tôi lại phát hiện có tàu địch. Thuyền trưởng lệnh cho thả neo, căng lưới, giả vờ phơi lưới và chuẩn bị phương án sẵn sàng chiến đấu. Nhưng bố trí xong xuôi vẫn không thấy tàu địch tiến vào mà chúng chỉ chạy phía ngoài. Do biển miền Nam thủy triều lên xuống hai lần nên tàu lại ra được. Nhưng khi tàu tìm cách chạy vào bờ thì lại lạc đường.
Phương châm của các chuyến đi khi đó là “bí mật, bất ngờ, né tránh, dũng cảm, mưu trí thọc sâu vào lòng địch” với mục đích cuối cùng vẫn là đưa vũ khí vào đến nơi an toàn chứ không phải là đánh nhau với địch. Nếu gặp địch bắn thử cũng không được bắn lại, khi thuyền trưởng xác định nó bắn mình thật lúc đó mới đánh. Đặc biệt, thuyền trưởng phải tính làm sao để khi đến khu vực gần bến bãi bốc hàng phải vào khoảng chiều để đến tối tàu có thể chạy thẳng vào bờ dỡ hàng.
Tối đó, khi thủy triều lên tàu chúng tôi chạy vào bờ nhưng lại bị mắc cạn. Đúng lúc đó, chúng tôi lại phát hiện có tàu địch. Thuyền trưởng lệnh cho thả neo, căng lưới, giả vờ phơi lưới và chuẩn bị phương án sẵn sàng chiến đấu. Nhưng bố trí xong xuôi vẫn không thấy tàu địch tiến vào mà chúng chỉ chạy phía ngoài. Do biển miền Nam thủy triều lên xuống hai lần nên tàu lại ra được. Nhưng khi tàu tìm cách chạy vào bờ thì lại lạc đường.
Thuyền trưởng hạ lệnh đi tìm dân để hỏi. Khi phát hiện ra một chiếc ghe, chúng tôi dừng tàu. Do không biết đang ở vị trí nào nên việc tiếp cận chiếc ghe phải cẩn thận. Thuyền trưởng phân công tôi chỉ huy tổ chiến đấu gồm 3 người xuống xuồng tiếp cận chiếc ghe. Hai đồng đội còn lại là người miền Nam có nhiệm vụ giao dịch (nói tiếng miền Nam) với người trên ghe. Khi đến nơi, chúng tôi không thấy người nào trên ghe. Trong khi hai đồng đội đang buộc thuyền và hỏi: “Có ai không, ra đây!” thì tôi đã nhảy sang chiếc ghe đó, nằm xuống sàn ghe sẵn sàng chiến đấu.
Sau 3 lần gọi hỏi mà không thấy ai trả lời, tôi nghe thấy tiếng mở chốt an toàn. Tôi vội hô lên: “Không được bắn! Quân giải phóng, không được bắn. Bắn vào là thiệt hại lẫn nhau đấy!”. Gọi đến lần thứ ba tôi mới thấy một người từ dưới nước đứng lên, tay cầm khẩu trung liên và 3 quả lựu đạn-hóa ra đây là một chiến sĩ quân giải phóng miền Nam. Sau này tôi nghĩ, nếu lúc đó mình không lên tiếng (giọng Bắc) thì có khi đã có nổ súng vì có thể quân giải phóng tưởng tàu chúng tôi là tàu địch. Sau đó, chúng tôi được đưa đến gặp chỉ huy; tàu của chúng tôi được dân quân và bộ đội địa phương bố trí lực lượng đón và tiếp nhận vũ khí an toàn. Bàn giao hàng xong chúng tôi nghỉ ăn Tết trong Nam…”.
Đến năm 1966, tàu của ông về đến đốc Xưởng tàu 3. Cũng trong năm này, ông được đi dự Đại hội Thanh niên Quyết thắng toàn quân lần thứ nhất (từ 18 đến 24-5-1966 tại Hà Nội), được nhận phần thưởng của Bác Hồ. Tháng 10-1968, ông được cử sang Liên Xô học tại trường Cao đẳng sĩ quan Bacu (A-giéc-bai-gian) và sáu năm sau, ông tốt nghiệp kỹ sư ngành ra-đa với quân hàm trung úy. Về nước, ông được điều về xưởng X56, xưởng ra-đa thông tin ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Đến tháng 3-1975, ông được lệnh đi theo chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi công tác tại đảo Nam Du, đảo Phú Quốc, tham gia giúp nước bạn Cam-pu-chia. Năm 1985, ông nghỉ hưu với quân hàm Đại úy.
Tuy trở về với đời thường, nhưng với người cựu binh già, những kỷ niệm của một thời chiến tranh vẫn tươi nguyên như ngày nào và phẩm chất của người thủy thủ tàu không số vẫn thường được phát huy, bởi ông luôn tâm niệm mình là Bộ đội Cụ Hồ.
Đến năm 1966, tàu của ông về đến đốc Xưởng tàu 3. Cũng trong năm này, ông được đi dự Đại hội Thanh niên Quyết thắng toàn quân lần thứ nhất (từ 18 đến 24-5-1966 tại Hà Nội), được nhận phần thưởng của Bác Hồ. Tháng 10-1968, ông được cử sang Liên Xô học tại trường Cao đẳng sĩ quan Bacu (A-giéc-bai-gian) và sáu năm sau, ông tốt nghiệp kỹ sư ngành ra-đa với quân hàm trung úy. Về nước, ông được điều về xưởng X56, xưởng ra-đa thông tin ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Đến tháng 3-1975, ông được lệnh đi theo chiến dịch Hồ Chí Minh, rồi công tác tại đảo Nam Du, đảo Phú Quốc, tham gia giúp nước bạn Cam-pu-chia. Năm 1985, ông nghỉ hưu với quân hàm Đại úy.
Tuy trở về với đời thường, nhưng với người cựu binh già, những kỷ niệm của một thời chiến tranh vẫn tươi nguyên như ngày nào và phẩm chất của người thủy thủ tàu không số vẫn thường được phát huy, bởi ông luôn tâm niệm mình là Bộ đội Cụ Hồ.
QĐND Online