(Báo Quảng Ngãi)- Chịu khó và ham học hỏi là những lời khen mà nhiều người dành cho Nguyễn Hào (26 tuổi) ở thôn Xuân Vinh, xã Hành Đức (Nghĩa Hành) và Trương Anh Phát (29 tuổi) ở thôn Dốc Mốc 2, xã Ba Cung (Ba Tơ). Dù làm việc ở các cơ quan Nhà nước, nhưng sau giờ hành chính, các anh đều hăng say phát triển kinh tế gia đình.
Mới 26 tuổi, nhưng Nguyễn Hào đã có kinh nghiệm nuôi gà chọi trên 10 năm. Nhờ đam mê đó mà hiện nay trung bình mỗi tháng, Hào thu về hơn 20 triệu đồng...
Khởi nghiệp từ gà chọi
Là học sinh giỏi Văn, Hào tốt nghiệp loại khá ngành Ngữ văn Trường Đại học Quy Nhơn. Năm 2014, Hào về công tác tại Phòng LĐ-TB&XH huyện Nghĩa Hành theo diện thu hút. Được công tác gần nhà, Hào bắt đầu phát triển mô hình chăn nuôi gà mà mình đã ấp ủ từ lâu. Chịu khó thức khuya dậy sớm và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều người đi trước, từ 3-4 con gà mái giống ban đầu, hiện nay Hào đã nhân lên hơn 20 con gà mái, với tổng đàn gà hơn 100 con. Hào cho biết: Mô hình nuôi gà chọi có vốn đầu tư thấp, gà dễ chăm sóc, ít dịch bệnh và có giá bán cao, ổn định hơn các loại gà khác.
Anh Phát đang cho đàn gà ăn. |
Bình quân mỗi con mái đẻ khoảng 10-12 trứng, một năm đẻ từ 3-4 lứa, tỷ lệ trứng nở đạt từ 95% trở lên. Ở giai đoạn từ khi nở đến 3 tháng tuổi đầu tư thời gian chăm sóc nhiều hơn. Ngoài 3 tháng tuổi trở đi, gà chọi có khả năng chống chịu và thích nghi rất tốt, nên không cần nhiều thời gian chăm sóc. Thức ăn cho gà cũng đơn giản là lúa, bắp, còn khi trưởng thành thì bổ sung thêm giá đỗ và cà chua.
Hiện nay, gà con từ 15-20 ngày tuổi, anh Hào bán với giá 100 nghìn đồng/con; gà 7 tháng tuổi bán từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu/con, gà trưởng thành nuôi trên 1 năm bán từ 2- 8 triệu đồng/con. Trung bình mỗi tháng, anh Hào duy trì ổn định lượng gà xuất bán từ 20-25 con gà loại 7 tháng tuổi, cung cấp cho nhiều tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh phía bắc. Nuôi gà chọi khó hơn nuôi những loại gà khác ở chỗ là phải hiểu đặc tính của nó và tạo môi trường thông thoáng, rộng rãi cho chúng sinh sống. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít tốn thời gian, nguồn vốn, nên có thể giúp nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. "Sắp đến, tôi tiếp tục mở rộng thêm chuồng trại để nhân rộng đàn gà lên khoảng vài trăm con”, anh Hào chia sẻ.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Đó là chia sẻ của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Ba Cung (Ba Tơ) Trương Anh Phát. Từ 1ha đất sỏi bạc màu chỉ để trồng keo, hơn 2 năm qua, bằng sự chịu khó, anh Phát đã biến thửa đất thành những luống rau xanh mướt... Người dân ở đây ai cũng cảm mến anh vì sự chịu thương chịu khó đó. Anh Phát sinh ra và lớn ở xã miền núi Ba Cung. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh xung phong đi bộ đội. Khi xuất ngũ anh theo học tại Trường Sĩ quan Lục quân 2. Đầu năm 2016, anh tốt nghiệp ra trường và về công tác tại quê hương với chức danh Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Ba Cung.
Tuy bận rộn với công việc ở địa phương, nhưng anh Phát luôn biết cách sắp xếp để phát triển kinh tế gia đình bằng cách phục hóa, cải tạo để trồng các loại rau và phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn, vịt xiêm... Anh Phát cho rằng, đất gần nhà mà trồng các loại cây lâm nghiệp thì rất phí, hiệu quả kinh tế thấp, nên tôi cải tạo để trồng rau xanh. Với gần 1ha đất, tôi luân phiên trồng các loại rau xanh và các loại quả như mướp, bí theo hướng rau sạch, không phun các loại thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, anh còn nuôi hơn 1.000 con gà thả vườn, 100 con vịt xiêm, 3 con bò sinh sản. “Dù công việc nhiều, nhưng chỉ cần chịu khó, siêng năng là có thể đảm đương được hết. Mình còn trẻ, nếu không cố gắng lao động, làm sao phát triển được kinh tế gia đình”, anh Phát trải lòng.
Không chỉ lo riêng cho gia đình mình, anh Phát còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng bệnh trong chăn nuôi cho các thanh niên người đồng bào ở địa phương, để họ mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế gia đình. Nhờ sự giúp sức của anh Phát, hiện nay trên địa bàn xã có hai thanh niên người dân tộc thiểu số đã xây dựng được mô hình chăn nuôi gần 500 con gà thả vườn, cuộc sống ổn định.
Hiện nay, gà con từ 15-20 ngày tuổi, anh Hào bán với giá 100 nghìn đồng/con; gà 7 tháng tuổi bán từ 700 nghìn đồng đến 1 triệu/con, gà trưởng thành nuôi trên 1 năm bán từ 2- 8 triệu đồng/con. Trung bình mỗi tháng, anh Hào duy trì ổn định lượng gà xuất bán từ 20-25 con gà loại 7 tháng tuổi, cung cấp cho nhiều tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh phía bắc. Nuôi gà chọi khó hơn nuôi những loại gà khác ở chỗ là phải hiểu đặc tính của nó và tạo môi trường thông thoáng, rộng rãi cho chúng sinh sống. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao lại ít tốn thời gian, nguồn vốn, nên có thể giúp nhiều bạn trẻ khởi nghiệp. "Sắp đến, tôi tiếp tục mở rộng thêm chuồng trại để nhân rộng đàn gà lên khoảng vài trăm con”, anh Hào chia sẻ.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Đó là chia sẻ của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Ba Cung (Ba Tơ) Trương Anh Phát. Từ 1ha đất sỏi bạc màu chỉ để trồng keo, hơn 2 năm qua, bằng sự chịu khó, anh Phát đã biến thửa đất thành những luống rau xanh mướt... Người dân ở đây ai cũng cảm mến anh vì sự chịu thương chịu khó đó. Anh Phát sinh ra và lớn ở xã miền núi Ba Cung. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh xung phong đi bộ đội. Khi xuất ngũ anh theo học tại Trường Sĩ quan Lục quân 2. Đầu năm 2016, anh tốt nghiệp ra trường và về công tác tại quê hương với chức danh Phó Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Ba Cung.
Tuy bận rộn với công việc ở địa phương, nhưng anh Phát luôn biết cách sắp xếp để phát triển kinh tế gia đình bằng cách phục hóa, cải tạo để trồng các loại rau và phát triển mô hình chăn nuôi gà thả vườn, vịt xiêm... Anh Phát cho rằng, đất gần nhà mà trồng các loại cây lâm nghiệp thì rất phí, hiệu quả kinh tế thấp, nên tôi cải tạo để trồng rau xanh. Với gần 1ha đất, tôi luân phiên trồng các loại rau xanh và các loại quả như mướp, bí theo hướng rau sạch, không phun các loại thuốc trừ sâu hóa học. Cùng với đó, anh còn nuôi hơn 1.000 con gà thả vườn, 100 con vịt xiêm, 3 con bò sinh sản. “Dù công việc nhiều, nhưng chỉ cần chịu khó, siêng năng là có thể đảm đương được hết. Mình còn trẻ, nếu không cố gắng lao động, làm sao phát triển được kinh tế gia đình”, anh Phát trải lòng.
Không chỉ lo riêng cho gia đình mình, anh Phát còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng bệnh trong chăn nuôi cho các thanh niên người đồng bào ở địa phương, để họ mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế gia đình. Nhờ sự giúp sức của anh Phát, hiện nay trên địa bàn xã có hai thanh niên người dân tộc thiểu số đã xây dựng được mô hình chăn nuôi gần 500 con gà thả vườn, cuộc sống ổn định.
Bài, ảnh: HIỀN THU