(Baoquangngai.vn) - Trong những năm qua, nhiều hộ dân của Câu lạc bộ Chăn nuôi gà ở thôn Long Bình, xã Bình Long, huyện Bình Sơn đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng để xây dựng các trang trại quy mô. Cùng với đó, việc tích cực áp dụng mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.
Từ những hộ nuôi nhỏ lẻ ở thôn Long Bình, tháng 5.2013, Hội Nông dân xã Bình Long thành lập Câu lạc bộ Chăn nuôi gà, ban đầu có 10 hộ tham gia. Đến nay, đã tăng lên 14 hộ với tổng số gà trên 50.000 con.
Các hộ nuôi đa số tập trung ở thôn Long Bình, một vài hộ khác ở thôn Long Hội và Long Mỹ. Mỗi hộ trong câu lạc bộ đều nuôi từ 3.000 – 4.000 con trở lên.
Khác với cách nuôi truyền thống, câu lạc bộ thực hiện mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học với sự đầu tư chuồng trại bài bản và nắm bắt được kỹ thuật tốt.
Anh Nguyễn Ngọc Minh – chủ nhiệm câu lạc bộ, cũng là người tham gia mô hình tích cực nhất – cho biết: “Đệm lót sinh học thực chất là hỗn hợp men vi sinh balasa và trấu, được rải trong chuồng với độ dày khoảng 10 – 20 cm. Sau mỗi lứa gà xuất chuồng phải thay đệm lót một lần. Nhưng nếu gặp mưa nhiều thì thay thường xuyên hơn”.
Từ những hộ nuôi nhỏ lẻ ở thôn Long Bình, tháng 5.2013, Hội Nông dân xã Bình Long thành lập Câu lạc bộ Chăn nuôi gà, ban đầu có 10 hộ tham gia. Đến nay, đã tăng lên 14 hộ với tổng số gà trên 50.000 con.
Các hộ nuôi đa số tập trung ở thôn Long Bình, một vài hộ khác ở thôn Long Hội và Long Mỹ. Mỗi hộ trong câu lạc bộ đều nuôi từ 3.000 – 4.000 con trở lên.
Khác với cách nuôi truyền thống, câu lạc bộ thực hiện mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học với sự đầu tư chuồng trại bài bản và nắm bắt được kỹ thuật tốt.
Anh Nguyễn Ngọc Minh – chủ nhiệm câu lạc bộ, cũng là người tham gia mô hình tích cực nhất – cho biết: “Đệm lót sinh học thực chất là hỗn hợp men vi sinh balasa và trấu, được rải trong chuồng với độ dày khoảng 10 – 20 cm. Sau mỗi lứa gà xuất chuồng phải thay đệm lót một lần. Nhưng nếu gặp mưa nhiều thì thay thường xuyên hơn”.
|
Việc sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi gà đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực
|
Việc sử dụng đệm lót sinh học mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các vi khuẩn có lợi trong đệm lót có khả năng phân hủy chất thải trong chuồng nuôi. Do vậy, chuồng khô ráo, hạn chế được mùi hôi, khí độc, giúp gà khỏe, ít măc bệnh hơn. Từ đó, môi trường sống của gà lẫn người nuôi được cải thiện hơn. Ngoài ra, đệm lót sau khi thay có thể sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
Nhờ cải thiện được môi trường sống nên người nuôi hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh cho gà. Từ đó, chất lượng gà tốt và an toàn hơn đối với người tiêu dùng.
“Dùng đệm lót này còn giúp tiết kiệm chất độn chuồng trong suốt thời gian nuôi. Người nuôi cũng ít phải dọn chuồng nên giúp giảm công lao động hơn so với trước”, anh Minh cho biết thêm.
Mỗi lứa gà phải nuôi khoảng 3 – 4 tháng. Tùy theo nhu cầu thị trường mà giá bán có sự thay đổi, trung bình 50.000 – 60.000 đồng/kg. “Từ ngày thực hiện mô hình nuôi trên đệm lót sinh học cũng như câu lạc bộ ra đời, chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, ổn định hơn, đảm bảo được đời sống, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn”.
Anh Đoàn Văn Tiên – một thành viên của câu lạc bộ - cho biết: “Nuôi gà nhìn chung cũng dễ hơn làm nông. Tuy nhiên, cần phải bỏ vốn lớn, 1.000 con giống có giá từ 70 – 80 triệu đồng và rủi ro bệnh dịch. Tháng 4.2016, đàn gà gặp dịch nhưng tôi vẫn tiếp tục nuôi lứa mới”.
Khó khăn nhất của các hộ nuôi gà là đầu ra. Gà ở đây chủ yếu bán tại địa phương, trong thành phố Quảng Ngãi và xuất đi một số nơi khác như Đà Nẵng, Bình Định. “Mặc dù, nhờ có câu lạc bộ thì gà của mình có tiếng hơn, được nhiều thương lái biết đến hơn so với nuôi nhỏ lẻ như trước kia. Nhưng các thương lái đó vẫn không ổn định”, anh Tiên chia sẻ.
Qua trao đổi, ông Phạm Tài Thanh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Long cho biết: “Trước kia, người dân chăn nuôi gà chủ yếu là tự phát. Nhận thấy số lượng lớn, có triển vọng phát triển nên Hội Nông dân xã quyết định tập hợp lại và thành lập nên câu lạc bộ này. Các trại gà luôn được tiêm đầy đủ các loại vắc xin, được trung tâm thú ý hỗ trợ, dập dịch và khuyến nông chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật. Đây là một mô hình hiệu quả, Hội Nông dân luôn tạo điều kiện cho các hộ dân nhân rộng”.
Bài, ảnh: Lê Phúc