(Báo Quảng Ngãi)- Cung cấp tôm thẻ chân trắng, cua xanh, ốc hương và sắp tới là cá bớp, Trại thực nghiệm giống thủy sản Đức Phong (thuộc Trung tâm giống thủy sản Quảng Ngãi) đã góp phần giải bài toán con giống cho nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Sản xuất theo nhu cầu người dân
Ngoài giống chủ đạo của tôm thẻ chân trắng, theo nhu cầu của người dân, Trại thực nghiệm giống thủy sản Đức Phong (nằm ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức) hiện đã nhân giống thành công cua xanh và ốc hương, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, với đặc thù của ốc hương là rất dễ bị sốc môi trường nếu vận chuyển đi xa nên việc giải quyết được tại chỗ nguồn giống đã giúp ích rất nhiều cho người nuôi ốc hương trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Đồng (xã Đức Phong, Mộ Đức) cho biết: “Vụ trước, tôi mua ốc hương tại Nha Trang về nuôi, nhưng do vận chuyển xa nên tỷ lệ hao hụt khá nhiều. Còn vụ này, nhờ mua giống ngay tại địa phương, nên ốc thả nuôi bước đầu có tỷ lệ sống khá cao".
Sản xuất theo nhu cầu người dân
Ngoài giống chủ đạo của tôm thẻ chân trắng, theo nhu cầu của người dân, Trại thực nghiệm giống thủy sản Đức Phong (nằm ở xã Đức Phong, huyện Mộ Đức) hiện đã nhân giống thành công cua xanh và ốc hương, đáp ứng nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, với đặc thù của ốc hương là rất dễ bị sốc môi trường nếu vận chuyển đi xa nên việc giải quyết được tại chỗ nguồn giống đã giúp ích rất nhiều cho người nuôi ốc hương trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Đồng (xã Đức Phong, Mộ Đức) cho biết: “Vụ trước, tôi mua ốc hương tại Nha Trang về nuôi, nhưng do vận chuyển xa nên tỷ lệ hao hụt khá nhiều. Còn vụ này, nhờ mua giống ngay tại địa phương, nên ốc thả nuôi bước đầu có tỷ lệ sống khá cao".
Cán bộ kỹ thuật Trung tâm giống thủy sản kiểm tra chất lượng con giống. |
Ngoài cung cấp được nguồn giống tại chỗ, trong quá trình nuôi, từ khâu xử lý nước ban đầu đến nước ươm và nước nuôi, trại thực nghiệm đều cấy men vi sinh để ổn định môi trường chứ không sử dụng kháng sinh, hay hóa chất. Đây là giải pháp quan trọng giúp trại thực nghiệm kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, chất lượng và sản lượng của con giống.
“Nuôi trồng thủy sản được mệnh danh là nghề “siêu lợi nhuận”, nhưng hoạt động nuôi trồng thủy sản tại tỉnh ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Bởi vậy, công tác sản xuất giống cũng bị hạn chế rất nhiều". Ông Phạm Tấn Quang - Trưởng Trại thực nghiệm giống thủy sản Đức Phong. |
Nhìn vào kết quả sản xuất giống thủy sản trong năm 2015, ít ai nghĩ rằng, chỉ với hai kỹ sư thủy sản Phạm Tấn Quang và Trần Anh Khoa, Trại thực nghiệm đã sản xuất được 15 triệu tôm giống, 700.000 cua xanh và 11 triệu ốc hương. “Có 4 công nhân phụ việc, nhưng chúng tôi chỉ phân công họ làm những công việc đơn giản như trực máy khí, lọc nước... còn lại mọi quy trình kỹ thuật đều do hai anh em trực tiếp đảm nhận. Bởi giống thủy sản rất nhạy cảm với môi trường nên chỉ cần sơ sẩy là không thể cứu vãn nổi”, anh Quang giải thích.
Trại thực nghiệm không theo dõi con giống theo ngày, mà kiểm tra theo từng giờ, từng phút. Nhất là khi tình hình thời tiết ngày càng thất thường, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có khi lên đến hơn 10 độ C, rất bất lợi cho sự phát triển của con giống.
Đơn cử như quy trình sản xuất giống cua xanh, để trứng cua phát triển thành cua con chỉ mất hơn 1 tháng. Nhưng ấu trùng cua xanh lại trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, biến đổi hình dạng liên tục. Hơn nữa, mỗi ấu trùng cua xanh có kích thước chưa bằng nửa hạt cát, nên mọi hoạt động kiểm tra, theo dõi phải được cán bộ trại thực nghiệm thực hiện sát sao. “Tỷ lệ sống đạt từ 5- 10% đã gọi là thành công. Tuy nhiên, để đạt được tỷ lệ này, chúng tôi phải soi nước liên tục, không dám nghỉ một ngày nào. Ngay cả cho ăn cũng phải chính xác đến từng gram để không ảnh hưởng môi trường nước”, kỹ sư Trần Anh Khoa cho biết.
Khó khăn vất vả là vậy, nhưng bộ đôi kỹ sư Quang - Khoa vẫn miệt mài nhiệt huyết, gắn bó với nghề để không ngừng sản xuất ra các loại giống mới, đáp ứng cho nhu cầu của người dân.
Bài, ảnh: Ý THU