(Báo Quảng Ngãi)- Chỉ có nhất tề đứng dậy đấu tranh, đi theo tiếng gọi của Đảng mới thoát khỏi ách áp bức, lầm than. Và ở cực Nam của mảnh đất Ấn-Trà, người dân đã làm được điều đó, góp phần vào sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Làn sóng cách mạng dâng trào
Chiếc trống dùng để cổ động nhân dân đánh chiếm huyện đường Đức Phổ cách đây gần 84 năm giờ vẫn còn lưu giữ ở Nhà trưng bày cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Nghiêm-Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Quảng Ngãi ở làng Tân Hội, xã Phổ Phong (Đức Phổ). Nhân dân Đức Phổ coi chiếc trống như là báu vật. Tiếng trống phát ra thay cho lời hiệu triệu các tầng lớp nhân dân vững tin vào Đảng, đoàn kết một lòng đứng lên thực hiện sự nghiệp cách mạng. Các bô lão ở Đức Phổ, dù thuộc lớp “hậu sinh” sau sự kiện đánh chiếm huyện đường, song câu chuyện lịch sử vẫn được các cụ truyền kể và xem như là trách nhiệm của thế hệ trước đối với thế hệ sau.
Chiếc trống dùng để cổ động nhân dân đánh chiếm huyện đường Đức Phổ cách đây gần 84 năm giờ vẫn còn lưu giữ ở Nhà trưng bày cuộc đời hoạt động của đồng chí Nguyễn Nghiêm-Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Quảng Ngãi ở làng Tân Hội, xã Phổ Phong (Đức Phổ). Nhân dân Đức Phổ coi chiếc trống như là báu vật. Tiếng trống phát ra thay cho lời hiệu triệu các tầng lớp nhân dân vững tin vào Đảng, đoàn kết một lòng đứng lên thực hiện sự nghiệp cách mạng. Các bô lão ở Đức Phổ, dù thuộc lớp “hậu sinh” sau sự kiện đánh chiếm huyện đường, song câu chuyện lịch sử vẫn được các cụ truyền kể và xem như là trách nhiệm của thế hệ trước đối với thế hệ sau.
Một góc xã Đức Tân hôm nay. |
Ông Vũ Tùng Vy- Nguyên Bí thư Huyện ủy Đức Phổ, kể rằng: Vào đêm mùng 7, rạng sáng ngày mùng 8.10.1930, hơn 5.000 người dân ở huyện Đức Phổ từ các làng rầm rập kéo về huyện đường Đức Phổ. “Tiến lên”, “Tiến lên”, phất cao ngọn cờ Đảng, nhân dân bừng bừng khí thế, hô vang khẩu hiệu. Đoàn người biểu tình xông vào huyện đường, đốt cháy công văn, hồ sơ, ấn tín, giải phóng tù chính trị, treo cờ, rải truyền đơn…
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, mà trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cuộc đánh chiếm huyện đường Đức Phổ thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng ở khắp các địa phương trong tỉnh, tạo tiền đề cho các phong trào cách mạng về sau. “Phong trào cách mạng mạnh đến mức độ lịch sử gọi đó là cao trào. Mặc dù bị địch đàn áp, hết cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác vẫn tiếp tục nổi lên”, bác Vy nói.
Đức Phổ là một địa phương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh cách mạng ở Quảng Ngãi, sớm được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông Huỳnh Văn Lệ, gần 65 tuổi Đảng ở xã Phổ Phong, từng “vào sinh ra tử” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phấn khởi trước những đổi thay của quê nhà. Ông kể: “Trước đây, người dân bị áp bức, bóc lột đến bần cùng. Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đức Phổ không ngừng phát triển”. Ông Lệ bảo, xây dựng nông thôn mới cũng là một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng trong thời bình vì tương lai của con em. “Phấn khởi lắm khi diện mạo làng quê thay đổi, người dân hừng hực khí thế tham gia. Tôi tin rằng, việc xây dựng nông thôn mới sẽ thành công. Kẻ thù xâm lược sừng sỏ thế mà ta còn thắng huống hồ chi chuyện này”, ông Lệ dõng dạc nói.
Đồng chí Huỳnh Quý - Bí thư Huyện ủy Đức Phổ cũng không giấu được niềm vui trước những đổi thay của quê nhà. Đồng chí Bí thư cho hay, đến nay Đức Phổ đạt 36/49 tiêu chí đô thị loại IV. Về cơ bản thì đã “chạm” ngưỡng của đô thị loại IV, đạt 78/100 điểm. Huyện đang làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận Đức Phổ trở thành đô thị loại IV trong năm 2014 và tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính để đề nghị công nhận Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2015.
Cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng để trở thành đô thị loại IV, huyện Đức Phổ còn tăng cường đầu tư xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh 3 xã điểm như Phổ Hòa, Phổ Vinh, Phổ Ninh, ở các xã Phổ An, Phổ Thuận… phong trào xây dựng nông thôn mới cũng được dấy lên mạnh mẽ, quy tụ được sức mạnh của lòng dân. Riêng xã Phổ Vinh đến nay đã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới.
Âm vang tiếng trống từ làng Thi Phổ Nhất
Những ngày này, cả nước trào dâng niềm xúc động nhớ lại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại làng Thi Phổ Nhất, xã Đức Tân (Mộ Đức) các tầng lớp nhân dân nhớ về tiếng trống khởi nghĩa đầu tiên trong Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945. Cụ Bùi Văn Vạn- nguyên là thành viên Đại đội Hoàng Hoa Thám thuộc Đội Du kích Ba Tơ năm nay đã 92 tuổi, gần 65 tuổi Đảng, nhưng vẫn minh mẫn kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện ông tham gia cách mạng. Ông lão nói chắc nịch: “Sống trên mảnh đất của chính mình lại bị ngoại bang áp bức thì làm sao chịu nổi. Nghĩ thế nên tôi theo anh Đôn (tướng Nguyễn Đôn - PV) chiến đấu để giữ thôn xóm, làng mạc…”.
Đúng 16 giờ ngày 14.8.1945, tiếng trống khởi nghĩa vang lên từ làng Thi Phổ Nhất, sau đó lan nhanh khắp nơi. Cơn bão táp cách mạng từ đó bùng lên trong toàn tỉnh. Cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi đã giành thắng lợi to lớn chỉ trong 3 ngày (từ chiều 14.8 đến tối 16.8). Rạng sáng 30.8, hàng chục vạn quần chúng từ các nơi kéo về tỉnh lỵ dự mittinh chào mừng lễ ra mắt Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Lê Trung Đình do đồng chí Trần Toại làm Chủ tịch.
Có lẽ vì thế mà nay người làng Thi Phổ Nhất rất đỗi tự hào khi nói về tiếng trống khởi nghĩa năm ấy. Sau 69 năm kể từ ngày gióng lên tiếng trống khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên, xã Đức Tân cũng là nơi gióng lên “làn sóng” xây dựng nông thôn mới đầu tiên khi được tỉnh chọn làm xã điểm. Phong trào này đã ăn sâu vào trong tâm thức và hành động của người dân Đức Tân, nổi bật nhất là bà con ở thôn I.
Ông Bùi Dác-Trưởng thôn I cho biết, người dân trong thôn đã tự nguyện hiến 5.200m2 đất, chặt bỏ 1.760 cây xanh, tháo dỡ 1.270m tường rào… để làm đường. Đã có 22 tuyến đường cấp phối với chiều dài 5.920m, trong đó bêtông 3.402m. Đến nay tổng kinh phí bà con trong thôn đóng góp xây dựng nông thôn mới trên 3,5 tỷ đồng. Với việc làm đó, nhiều công dân thôn I đã được UBND tỉnh biểu dương. Ông Trần Văn Đức là một điển hình. Ông đã đóng góp hơn 70 triệu đồng cho phong trào xây dựng nông thôn mới và được dân tín nhiệm cử giám sát các công trình giao thông. Ông Đức bộc bạch: “Tất cả vì sự phát triển của quê hương mà thôi!”.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, mà trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cuộc đánh chiếm huyện đường Đức Phổ thắng lợi, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng ở khắp các địa phương trong tỉnh, tạo tiền đề cho các phong trào cách mạng về sau. “Phong trào cách mạng mạnh đến mức độ lịch sử gọi đó là cao trào. Mặc dù bị địch đàn áp, hết cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác vẫn tiếp tục nổi lên”, bác Vy nói.
Đức Phổ là một địa phương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh cách mạng ở Quảng Ngãi, sớm được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông Huỳnh Văn Lệ, gần 65 tuổi Đảng ở xã Phổ Phong, từng “vào sinh ra tử” trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phấn khởi trước những đổi thay của quê nhà. Ông kể: “Trước đây, người dân bị áp bức, bóc lột đến bần cùng. Từ ngày có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đức Phổ không ngừng phát triển”. Ông Lệ bảo, xây dựng nông thôn mới cũng là một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng trong thời bình vì tương lai của con em. “Phấn khởi lắm khi diện mạo làng quê thay đổi, người dân hừng hực khí thế tham gia. Tôi tin rằng, việc xây dựng nông thôn mới sẽ thành công. Kẻ thù xâm lược sừng sỏ thế mà ta còn thắng huống hồ chi chuyện này”, ông Lệ dõng dạc nói.
Đồng chí Huỳnh Quý - Bí thư Huyện ủy Đức Phổ cũng không giấu được niềm vui trước những đổi thay của quê nhà. Đồng chí Bí thư cho hay, đến nay Đức Phổ đạt 36/49 tiêu chí đô thị loại IV. Về cơ bản thì đã “chạm” ngưỡng của đô thị loại IV, đạt 78/100 điểm. Huyện đang làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền công nhận Đức Phổ trở thành đô thị loại IV trong năm 2014 và tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính để đề nghị công nhận Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh vào năm 2015.
Cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng để trở thành đô thị loại IV, huyện Đức Phổ còn tăng cường đầu tư xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh 3 xã điểm như Phổ Hòa, Phổ Vinh, Phổ Ninh, ở các xã Phổ An, Phổ Thuận… phong trào xây dựng nông thôn mới cũng được dấy lên mạnh mẽ, quy tụ được sức mạnh của lòng dân. Riêng xã Phổ Vinh đến nay đã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới.
Âm vang tiếng trống từ làng Thi Phổ Nhất
Những ngày này, cả nước trào dâng niềm xúc động nhớ lại thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại làng Thi Phổ Nhất, xã Đức Tân (Mộ Đức) các tầng lớp nhân dân nhớ về tiếng trống khởi nghĩa đầu tiên trong Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945. Cụ Bùi Văn Vạn- nguyên là thành viên Đại đội Hoàng Hoa Thám thuộc Đội Du kích Ba Tơ năm nay đã 92 tuổi, gần 65 tuổi Đảng, nhưng vẫn minh mẫn kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện ông tham gia cách mạng. Ông lão nói chắc nịch: “Sống trên mảnh đất của chính mình lại bị ngoại bang áp bức thì làm sao chịu nổi. Nghĩ thế nên tôi theo anh Đôn (tướng Nguyễn Đôn - PV) chiến đấu để giữ thôn xóm, làng mạc…”.
Đúng 16 giờ ngày 14.8.1945, tiếng trống khởi nghĩa vang lên từ làng Thi Phổ Nhất, sau đó lan nhanh khắp nơi. Cơn bão táp cách mạng từ đó bùng lên trong toàn tỉnh. Cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi đã giành thắng lợi to lớn chỉ trong 3 ngày (từ chiều 14.8 đến tối 16.8). Rạng sáng 30.8, hàng chục vạn quần chúng từ các nơi kéo về tỉnh lỵ dự mittinh chào mừng lễ ra mắt Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Lê Trung Đình do đồng chí Trần Toại làm Chủ tịch.
Có lẽ vì thế mà nay người làng Thi Phổ Nhất rất đỗi tự hào khi nói về tiếng trống khởi nghĩa năm ấy. Sau 69 năm kể từ ngày gióng lên tiếng trống khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên, xã Đức Tân cũng là nơi gióng lên “làn sóng” xây dựng nông thôn mới đầu tiên khi được tỉnh chọn làm xã điểm. Phong trào này đã ăn sâu vào trong tâm thức và hành động của người dân Đức Tân, nổi bật nhất là bà con ở thôn I.
Ông Bùi Dác-Trưởng thôn I cho biết, người dân trong thôn đã tự nguyện hiến 5.200m2 đất, chặt bỏ 1.760 cây xanh, tháo dỡ 1.270m tường rào… để làm đường. Đã có 22 tuyến đường cấp phối với chiều dài 5.920m, trong đó bêtông 3.402m. Đến nay tổng kinh phí bà con trong thôn đóng góp xây dựng nông thôn mới trên 3,5 tỷ đồng. Với việc làm đó, nhiều công dân thôn I đã được UBND tỉnh biểu dương. Ông Trần Văn Đức là một điển hình. Ông đã đóng góp hơn 70 triệu đồng cho phong trào xây dựng nông thôn mới và được dân tín nhiệm cử giám sát các công trình giao thông. Ông Đức bộc bạch: “Tất cả vì sự phát triển của quê hương mà thôi!”.
Xã Đức Tân hiện đã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ông Vũ Nhân-Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho biết, trong thời gian tới huyện sẽ tập trung đầu tư nguồn lực để Đức Tân hoàn thành các tiêu chí và được công nhận xã nông thôn mới vào năm 2015.
Phương Lý