(QNg)- Từ năm 2012 đến nay, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế (Công an tỉnh) tổ chức 5 cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ở 78 tổ chức và cá nhân. Sau khi phân tích các chỉ tiêu của 56 mẫu chế phẩm sinh học và thức ăn thủy sản, gia súc, gia cầm (GSGC) thì không ghi nhận sự có mặt của chất cấm Clenbutamol và Sabutamol. Tuy nhiên, kết quả này chưa khiến người tiêu dùng yên lòng vì chất cấm chưa hẳn chỉ hiện diện trong TĂCN.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Đưa chất cấm vào TĂCN: Có dại mới làm!
Đó là khẳng định của cả người chăn nuôi lẫn tiêu dùng. Bởi, các doanh nghiệp (DN) sản xuất TĂCN thừa hiểu một điều: Sản phẩm của họ không ít thì nhiều sẽ được các ngành chức năng “hỏi thăm” chất lượng, thậm chí phân tích các chỉ tiêu định lượng và định tính. Ấy vậy nên chẳng DN nào lại muốn “vạch áo cho người xem lưng” khi để các loại chất cấm như Beta oganist, Clenbutamol, Sabutamol hay kích thích tăng trọng hiện diện trong sản phẩm TĂCN của mình.
Đó là khẳng định của cả người chăn nuôi lẫn tiêu dùng. Bởi, các doanh nghiệp (DN) sản xuất TĂCN thừa hiểu một điều: Sản phẩm của họ không ít thì nhiều sẽ được các ngành chức năng “hỏi thăm” chất lượng, thậm chí phân tích các chỉ tiêu định lượng và định tính. Ấy vậy nên chẳng DN nào lại muốn “vạch áo cho người xem lưng” khi để các loại chất cấm như Beta oganist, Clenbutamol, Sabutamol hay kích thích tăng trọng hiện diện trong sản phẩm TĂCN của mình.
|
Để cứu mình, người chăn nuôi không tự ý sử dụng những chất bổ sung lạ có tác dụng làm cho GSGC “lớn nhanh, siêu nạc”.
|
Nói như thế không có nghĩa là mọi DN sản xuất TĂCN đều nói không với chất cấm. Bà Đỗ Thị Hồng một người nội trợ ở thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) cho rằng, hiện nay người dân có xu hướng sử dụng thức ăn tổng hợp trong chăn nuôi thủy sản, GSGC ngày càng nhiều, bởi chúng tiện lợi và giá cả cạnh tranh.
Trong khi đó, thị trường TĂCN lại quá đa dạng nên sẽ không hiếm hàng giá rẻ, kém chất lượng trà trộn rồi lọt đến tay người chăn nuôi. Và, ai có thể đảm bảo là sản phẩm GSGC sẽ “sạch” khi được nuôi bằng những loại TĂCN như thế? Không chỉ bà Hồng mà nhiều người tiêu dùng trong tỉnh cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng khi nghe thông tin về lợn, gà siêu nạc nhờ “ăn” chất này cám nọ cứ nhan nhản xuất hiện dù biết, GSGC Quảng Ngãi hiện vẫn “sạch” chất cấm.
Trong khi người tiêu dùng e dè và thận trọng với việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, GSGC thì những hộ chăn nuôi lại “khóc thầm” vì thiệt hại mà chất cấm mang lại. Đó không chỉ là giá bán sụt giảm hay thương lái lấy cớ chèn ép mà nó còn có thể đưa ngành chăn nuôi đến bờ vực thẳm. Và, nói như ông Võ Khanh Mười, ở thôn Sơn Châu, xã Long Sơn (Minh Long) thì, chỉ có số ít kẻ vô lương tâm mới sử dụng chất cấm thuộc tuýp Beta oganist trong chăn nuôi.
Trong khi người tiêu dùng e dè và thận trọng với việc tiêu thụ các sản phẩm thủy sản, GSGC thì những hộ chăn nuôi lại “khóc thầm” vì thiệt hại mà chất cấm mang lại. Đó không chỉ là giá bán sụt giảm hay thương lái lấy cớ chèn ép mà nó còn có thể đưa ngành chăn nuôi đến bờ vực thẳm. Và, nói như ông Võ Khanh Mười, ở thôn Sơn Châu, xã Long Sơn (Minh Long) thì, chỉ có số ít kẻ vô lương tâm mới sử dụng chất cấm thuộc tuýp Beta oganist trong chăn nuôi.
Thế nhưng, việc làm này lại bị người tiêu dùng đánh đồng khiến những hộ làm ăn chân chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đã thế, “nông dân chúng tôi tận dụng phế phẩm nông nghiệp để nuôi lợn, nuôi gà chứ hiếm khi xài cám tổng hợp, càng không biết gì về những chất bổ sung lạ. Vậy mà cũng bị “chết lây” vì cái chất cấm”, ông Mười nói.
Quản lý: Quá khó
Hiện nay ngành chăn nuôi trong nước dường như phụ thuộc quá lớn vào thức ăn tổng hợp. Điều này có thể thấy rất rõ qua kim ngạch 1,49 tỷ USD nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2013. Giữa lúc ngành chăn nuôi suy giảm cả về quy mô cũng như tổng đàn thì kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại tăng “khủng” (gần 40%) là điều không bình thường.
Tại Quảng Ngãi, tuy không “nóng” về vấn đề sản xuất TĂCN nhưng với hơn 4,4 triệu con GSGC, nó cũng được xem là điểm đến lý tưởng của mặt hàng này. Đã thế, toàn tỉnh vẫn chưa có DN nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất TĂCN nên hàng loạt nhãn hiệu TĂCN trong và ngoài nước tha hồ bày biện đủ loại sản phẩm thức ăn hay chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi. Thế nên, khi xuất hiện thông tin chất cấm sử dụng tràn lan, ngành chức năng Quảng Ngãi tích cực kiểm tra các đại lý, điểm kinh doanh buôn bán các mặt hàng này. Nhưng theo như kết luận của thanh tra Sở NN&PTNT thì: “Chưa phát hiện bất kỳ chất cấm chăn nuôi nào tại Quảng Ngãi”.
Rõ ràng, đó là một tin mừng. Nhưng như trên đã nói, không DN nào muốn tự giết mình khi để lộ chất cấm trong thức ăn nên tất nhiên, việc tiêu thụ và sử dụng chúng cũng sẽ đi theo… ngạch riêng. Mà đó thường là đường nhập lậu. Thế nên ông Trần Tuấn Khanh, Thanh tra Sở NN&PTNT đã ví von rằng: “Việc mua bán chất cấm này cẩn trọng và tuyệt mật chẳng khác gì… hê rô in”. Và đây được xem là lý do khiến các ngành chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện chất cấm.
Quản lý: Quá khó
Hiện nay ngành chăn nuôi trong nước dường như phụ thuộc quá lớn vào thức ăn tổng hợp. Điều này có thể thấy rất rõ qua kim ngạch 1,49 tỷ USD nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng đầu năm 2013. Giữa lúc ngành chăn nuôi suy giảm cả về quy mô cũng như tổng đàn thì kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lại tăng “khủng” (gần 40%) là điều không bình thường.
Tại Quảng Ngãi, tuy không “nóng” về vấn đề sản xuất TĂCN nhưng với hơn 4,4 triệu con GSGC, nó cũng được xem là điểm đến lý tưởng của mặt hàng này. Đã thế, toàn tỉnh vẫn chưa có DN nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất TĂCN nên hàng loạt nhãn hiệu TĂCN trong và ngoài nước tha hồ bày biện đủ loại sản phẩm thức ăn hay chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi. Thế nên, khi xuất hiện thông tin chất cấm sử dụng tràn lan, ngành chức năng Quảng Ngãi tích cực kiểm tra các đại lý, điểm kinh doanh buôn bán các mặt hàng này. Nhưng theo như kết luận của thanh tra Sở NN&PTNT thì: “Chưa phát hiện bất kỳ chất cấm chăn nuôi nào tại Quảng Ngãi”.
Rõ ràng, đó là một tin mừng. Nhưng như trên đã nói, không DN nào muốn tự giết mình khi để lộ chất cấm trong thức ăn nên tất nhiên, việc tiêu thụ và sử dụng chúng cũng sẽ đi theo… ngạch riêng. Mà đó thường là đường nhập lậu. Thế nên ông Trần Tuấn Khanh, Thanh tra Sở NN&PTNT đã ví von rằng: “Việc mua bán chất cấm này cẩn trọng và tuyệt mật chẳng khác gì… hê rô in”. Và đây được xem là lý do khiến các ngành chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, phát hiện chất cấm.
Bài, ảnh: MỸ HOA