(QNĐT)- Sáng 16/6, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết đánh giá chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn giá với các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại điểm cầu Quảng Ngãi, dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Thị Loan, Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Phạm Thanh Nghìn, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành và TP. Quảng Ngãi.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, thời gian qua, chương trình bình ổn giá đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Mạng lưới các điểm bán lẻ ngày càng mở rộng, nhất là ở nông thôn. Đặc biệt, chương trình đã góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Chương trình đã thực sự trở thành một trong những công cụ điều tiết giá một cách hữu hiệu, thiết thực khẳng định được vai trò Nhà nước trong việc dẫn dắt giá cả các mặt hàng thiết yếu với giá cả hợp lý, góp phần hạn chế và kiểm soát được hiện tượng đầu cơ, tăng giá đột biến, góp phần bình ổn thị trường.
Tính đến năm 2011, cả nước có 36 địa phương tham gia chương trình bình ổn giá, với 4.600 điểm bán hàng bình ổn. Chương trình ngày càng mở rộng về quy mô, mặt hàng, đối tượng, đặc biệt là những người có thu nhập.
Thời gian qua, Chương trình bình ổn giá được tổ chức rộng khắp, nhờ vậy nhân dân các huyện đồng bằng, miền núi, hải đảo đều có thể tiếp cận, mua hàng bình ổn. |
Năm 2012, chương trình được tổ chức rộng khắp 13 huyện, thành phố trong tỉnh, với 41 điểm hàng bình ổn nên nhân dân các huyện đồng bằng, miền núi, hải đảo đều có thể tiếp cận, mua hàng bình ổn giá tại các địa phương.
Năm 2012, chương trình được tổ chức rộng khắp 13 huyện, thành phố trong tỉnh, với 41 điểm hàng bình ổn nên nhân dân các huyện đồng bằng, miền núi, hải đảo đều có thể tiếp cận, mua hàng bình ổn giá tại các địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả chương trình bình ổn giá các tỉnh, thành phố đạt được trong thời gian qua. Tiếp nối thành công, Phó Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, các địa phương cần tập trung tìm ra các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, thường xuyên triển khai thực hiện chương trình bình ổn giá với mục tiêu ngày càng mở rộng về quy mô, mặt hàng; tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đồng thời tăng cường dự trữ hàng, kiểm soát giá, nhằm đưa hàng hóa đến người tiêu dùng với giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng.
Ái Kiều