(QNĐT)- Với ngư dân, con tàu là sản nghiệp của cả gia đình, tuy nhiên rất ít ngư dân chịu mua bảo hiểm tàu cá, đến khi không may xảy ra tai nạn thì trắng tay. Dẫu biết vậy, nhưng nhiều ngư dân đành chấp nhận, một phần do sự chủ quan và ỷ lại, song một thực tế chính là vì sự nhiêu khê trong thủ tục bồi thường của các đơn vị bảo hiểm.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trắng tay vì không mua bảo hiểm
So với nhiều nghề thì nghề biển được xem là nghề có tính rủi ro cao, ngư dân ra khơi đánh bắt luôn gặp không ít hiểm nguy. Chính vì vậy, hầu như năm nào cũng có tàu thuyền của ngư dân bị nạn khi đánh bắt trên biển. Mỗi lần bị nạn thì bị tổn thất rất nặng, thậm chí nhiều người trở nên trắng tay vì tàu cá không mua bảo hiểm.
Tàu cá QNg 55011 TS của anh Nguyễn Văn Tàu, ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn là một điển hình. Cuối năm 2010, tàu QNg 55011 TS có 11 lao động, trong khi đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì gặp biển động, tàu bị chìm. Rất may tất cả lao động trên tàu được một tàu cùng quê phát hiện và cứu sống. Tuy nhiên chiếc tàu trị giá gần cả tỷ đồng đã chìm xuống biển cùng với thủy sản đánh bắt được.
Điều đáng nói là tàu cá QNg 55 011 TS của anh Nguyễn Văn Tàu do không mua bảo hiểm nên khi bị nạn không được bồi thường đồng nào. Không những chủ tàu mà các thuyền viên đi trên tàu sau chuyến ra khơi cũng trở nên trắng tay. Cũng may là còn giữ được tính mạng. “Giá như lúc đó, mình bỏ ra vài triệu mua bảo hiểm tàu cá thì giờ đâu nên đến nỗi trắng tay như vầy” – anh Tàu tiếc nuối.
Nhiều tàu cá trong tỉnh không mua bảo hiểm. |
Cũng giống như trường hợp của chủ tàu Nguyễn Văn Tàu, tàu cá QNg 95699 TS của anh Trương Tày, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, bị bão đánh chìm ngày 10/7/2010 khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa. Rất may là toàn bộ lao động trên tàu được cứu sống, nhưng chiếc tàu cùng toàn bộ tài sản đã bị chìm. Do không mua bảo hiểm tàu cá, nên chiếc tàu cá trị giá không dưới 500 triệu này cũng không được bảo hiểm đồng nào.
Cũng trong đợt này, tàu QNg 95904-TS của anh Nguyễn Văn Trung bị chìm, 2 lao động trên tàu bị mất tích. Cũng như những tàu khác, tàu QNg 95904-TS của anh Trung không mua bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên nên đành chịu mất trắng tài sản.
Anh Bùi Hồng Vân-Chủ tịch Hội nghề cá Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, chỉ tính trong cơn bão ngày 10/7/2010, toàn xã Bình Châu có 14 tàu bị nạn, 2 người mất tích, trong đó 7 tàu bị chìm, 7 tàu khác bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại gần cả chục tỷ đồng. Điều đáng nói là tất cả những tàu này không đóng bảo hiểm tàu cá và thuyền viên, nên đều bị trắng tay sau khi gặp nạn.
Mua bảo hiểm: Nhiêu khê chuyện bồi thường
Quảng Ngãi được xếp vào tốp 5 tỉnh, thành có số tàu thuyền lớn nhất cả nước, với trên 5.600 chiếc, trong đó có 1.700 tàu là tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Thế nhưng, Quảng Ngãi cũng là địa phương có số tàu thuyền tham gia mua bảo hiểm vào loại thấp.
Năm 2008, được xem là năm mà Quảng Ngãi có số tàu thuyền tham gia mua bảo hiểm tàu cá nhiều nhất với trên 2.200 chiếc. Sở dĩ, ngư dân mua bảo hiểm nhiều vì đó là năm Nhà nước hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân với một điều kiện là ngư dân phải có bảo hiểm. Ngư dân chịu mua bảo hiểm không phải vì đề phòng rủi ro cho mình mà chẳng qua là để được hỗ trợ tiền xăng dầu. Những năm sau, khi chính sách hỗ trợ này không còn nữa, tỷ lệ ngư dân mua bảo hiểm tụt xuống đáng kể.
Nếu năm 2008, toàn tỉnh có 2.200 chiếc tàu có mua bảo hiểm thì năm 2009 con số này giảm xuống còn khoảng 600 tàu, và hiện nay chỉ khoảng trên 500 chiếc.
Hiện nay, nhiều địa phương hầu như không có tàu nào tham gia mua bảo hiểm. Anh Bùi Hồng Vân-Chủ tịch Hội nghề cá Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, toàn xã có 476 tàu thuyền, trong đó trên 110 chiếc tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Bình Châu cũng là địa phương thương xuyên có tàu gặp nạn trên biển thế nhưng hiện toàn xã không có tàu nào chịu tham gia mua bảo hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân để người dân không mua bảo hiểm như chủ quan, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, song một nguyên nhân khiến ngư dân không mặn mà với việc mua bảo hiểm tàu cá là khi mua bảo hiểm thì dễ, nhưng để được chi trả bảo hiểm lại rất nhiêu khê.
Như trường hợp của anh Nguyễn Tấn Sơn, ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh. Năm 2009, trong cơn bão số 9, tàu của anh bị nước đẩy lên bờ cách nơi neo đậu 4km, mắc cạn trên ruộng lúa. Tuy nhiên khi anh đến công ty bảo hiểm thì được đơn vị này cho rằng họ chỉ bảo hiểm tàu dưới nước, đằng này tàu anh bị bão đưa lên bờ, vì vậy không thuộc diện bồi thường bảo hiểm. Thế là anh phải chạy đôn, chạy đáo tới lui để minh chứng rằng mặc dù tàu đang nằm trên cạn, nhưng tàu của anh bị bão đưa lên bờ và diện phải được bảo hiểm.
Theo hợp đồng, mức bảo hiểm tàu cá của anh Sơn tham gia là 300 triệu đồng, vì vậy bảo hiểm phải trả 60% mức mua, thế nhưng bảo hiểm nói là chỉ trả 30%. Để có được 30% bảo hiểm đó, anh phải vất vả chạy hơn 30km từ Bình Chánh vào thành phố Quảng Ngãi cả năm trời để làm thủ tục giấy tờ bảo hiểm, bỏ cả công việc. Số tiền 30% bảo hiểm bồi thường không đủ một nửa tiền để anh thuê người gỡ ván tàu và đưa máy tàu ra khỏi ruộng lúa. “Chắc từ giờ về sau tôi sẽ không bao giờ bảo mua bảo hiểm nữa đâu anh à”- Anh Sơn bức xúc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Sơn-Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết: Rất nhiều ngư dân trong tỉnh, đặc biệt là chủ tàu thuyền dẫu biết rằng mua bảo hiểm là cái phao cho ngư dân không may gặp nạn trên biển. Thế nhưng hiện nay có một thực tế là ngư dân rất ngán mua bảo hiểm, một phần vì sợ tốn thêm khoản kinh phí, song phần chính là mất lòng tin ở đối với đơn vị bảo hiểm.
Nhiều ngư dân lên chi cục than rằng: Khi mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm bán rất nhanh. Thế nhưng khi ngư dân bị nạn đến xin được bảo hiểm thì ‘trầy vi tróc vảy”. Lúc này đơn vị bảo hiểm đưa ra một xấp hồ sơ, rồi hàng loạt điều khoản ràng buộc, rồi cho rằng ngư dân vi phạm điều này, điều kia… Chủ tàu nào suôn sẻ thì nhanh nhất cũng 6 tháng, hoặc một năm, còn không thì dài hơn. Mà khi nhận được tiền bảo hiểm thì không bao nhiêu. Chính điều này đã khiến ngư dân ngán ngẫm.
Những năm qua, chi cục cũng đã thường xuyên tuyên truyền để ngư dân mua bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thân thể. Tuy nhiên, theo tôi để người dân an tâm và chấp nhận mua bảo hiểm thì đơn vị bán bảo hiểm phải thật sòng phẳng, minh bạch và rõ ràng.
Tàu cá của anh Nguyễn Tấn Sơn bị bão đưa lên ruộng lúa. Bảo hiểm chi chi trả cho anh 30%, song để nhận được tiền anh phải vất vả cả năm trời. |
Có rất nhiều nguyên nhân để người dân không mua bảo hiểm như chủ quan, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, song một nguyên nhân khiến ngư dân không mặn mà với việc mua bảo hiểm tàu cá là khi mua bảo hiểm thì dễ, nhưng để được chi trả bảo hiểm lại rất nhiêu khê.
Như trường hợp của anh Nguyễn Tấn Sơn, ở thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh. Năm 2009, trong cơn bão số 9, tàu của anh bị nước đẩy lên bờ cách nơi neo đậu 4km, mắc cạn trên ruộng lúa. Tuy nhiên khi anh đến công ty bảo hiểm thì được đơn vị này cho rằng họ chỉ bảo hiểm tàu dưới nước, đằng này tàu anh bị bão đưa lên bờ, vì vậy không thuộc diện bồi thường bảo hiểm. Thế là anh phải chạy đôn, chạy đáo tới lui để minh chứng rằng mặc dù tàu đang nằm trên cạn, nhưng tàu của anh bị bão đưa lên bờ và diện phải được bảo hiểm.
Theo hợp đồng, mức bảo hiểm tàu cá của anh Sơn tham gia là 300 triệu đồng, vì vậy bảo hiểm phải trả 60% mức mua, thế nhưng bảo hiểm nói là chỉ trả 30%. Để có được 30% bảo hiểm đó, anh phải vất vả chạy hơn 30km từ Bình Chánh vào thành phố Quảng Ngãi cả năm trời để làm thủ tục giấy tờ bảo hiểm, bỏ cả công việc. Số tiền 30% bảo hiểm bồi thường không đủ một nửa tiền để anh thuê người gỡ ván tàu và đưa máy tàu ra khỏi ruộng lúa. “Chắc từ giờ về sau tôi sẽ không bao giờ bảo mua bảo hiểm nữa đâu anh à”- Anh Sơn bức xúc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Sơn-Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết: Rất nhiều ngư dân trong tỉnh, đặc biệt là chủ tàu thuyền dẫu biết rằng mua bảo hiểm là cái phao cho ngư dân không may gặp nạn trên biển. Thế nhưng hiện nay có một thực tế là ngư dân rất ngán mua bảo hiểm, một phần vì sợ tốn thêm khoản kinh phí, song phần chính là mất lòng tin ở đối với đơn vị bảo hiểm.
Nhiều ngư dân lên chi cục than rằng: Khi mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm bán rất nhanh. Thế nhưng khi ngư dân bị nạn đến xin được bảo hiểm thì ‘trầy vi tróc vảy”. Lúc này đơn vị bảo hiểm đưa ra một xấp hồ sơ, rồi hàng loạt điều khoản ràng buộc, rồi cho rằng ngư dân vi phạm điều này, điều kia… Chủ tàu nào suôn sẻ thì nhanh nhất cũng 6 tháng, hoặc một năm, còn không thì dài hơn. Mà khi nhận được tiền bảo hiểm thì không bao nhiêu. Chính điều này đã khiến ngư dân ngán ngẫm.
Những năm qua, chi cục cũng đã thường xuyên tuyên truyền để ngư dân mua bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thân thể. Tuy nhiên, theo tôi để người dân an tâm và chấp nhận mua bảo hiểm thì đơn vị bán bảo hiểm phải thật sòng phẳng, minh bạch và rõ ràng.
Bài, ảnh: M.Toàn