(QNg)- Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ vừa đưa vào ứng dụng thành công mô hình canh tác lạc (đậu phụng) xen sắn (mì) trên vùng đất cát tại huyện Mộ Đức. Bước đầu mô hình này không chỉ tăng thu nhập cho nông dân mà còn góp phần giảm nguy cơ sa mạc hóa…
Mô hình được triển khai trong vụ đông xuân 2010-2011, trên chân đất cát tại xã Đức Phong (Mộ Đức) với giống lạc Lỳ Tây Nguyên trồng xen giống mì cao sản KM94 được trồng là 2ha, với 4 hộ tham gia.
Nhiều gia đình tham gia xây dựng mô hình trồng mì xen đậu phụng trên vùng đất cát cho rằng: Khi áp dụng phương thức canh tác đậu phụng xen mì không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế được tăng lên, mà còn góp phần cải tạo đất.
Nhiều nông dân tham quan, học hỏi mô hình này về áp dụng. |
Ông Nguyễn Ngọc Sáng, ở thôn Văn Hà (Đức Phong)- một hộ tham gia mô hình phấn khởi cho biết: Việc áp dụng mô hình trên vùng đất cát ở địa phương là rất hiệu quả. Thế mạnh của mô hình này là trên cùng thửa canh tác, bà con nông dân thu được lợi nhuận đôi. Gia đình ông đã mạnh dạn áp dụng mô hình này trên diện tích 5 sào đất cát. Hiện đậu phụng đã bắt đầu thu hoạch.
Theo tính toán của ông Sáng, trung bình 1 sào đậu phụng trồng xen với mì cho năng suất khoảng 2,5 tạ/sào, với giá bán hiện nay 23.000 đồng/kg thì mỗi sào có nguồn thu trên 5,7 triệu đồng. Nông dân bán đậu trang trải chi phí đầu tư cho cây mì, cũng như có tiền trang trải hàng ngày chờ cây mì cho thu hoạch sau. Sau khi thu hoạch đậu phụng, một phần thân và lá dùng để che phủ gốc mì nhằm duy trì độ ẩm đất và tăng chất hữu cơ cho đất, một phần được sử dụng để ủ và chế biến thành thức ăn vỗ béo bò.
Kết quả việc trồng mì xen với đậu phụng cho thấy, cả 2 loại cây trồng này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, ít cỏ dại hơn. Trong mô hình trồng xen 4 hàng đậu phụng giữa 2 hàng mì, với khoảng cách (20 x 15cm x 1 cây) cho mật độ 26,6 cây/m2. Được hưởng lợi thế khoảng không gian của cây mì thời kỳ đầu chưa khép tán, cây đậu có số hạt chắc/cây cao hơn so với trồng thuần, nên năng suất thực thu giảm không đáng kể (năng suất đạt 86% so với đậu trồng thuần). Trong khi đó sẽ thu được vụ mì có năng suất và hàm lượng tinh bột ở mức cao, do được trồng sớm, đủ thời gian tích lũy (mì được 10-11 tháng nên năng suất cao và tinh bột đạt trên 26%). Chính vì thế thu nhập cao hơn so với mô hình luân canh đậu phụng (đông xuân)- mì (vụ hè) hoặc mì trồng thuần trên vùng đất cát biển, nghèo dinh dưỡng.
Với năng suất thống kê hiện tại trong mô hình xen canh này, cây đậu phụng năng suất đạt khoảng 21- 25 tạ/ha, năng suất cây mì dự kiến khoảng 25 tấn/ha. Như vậy với giá đậu (23.000đồng/kg) và mì (2.000 đồng/kg) như hiện nay, ước tính mỗi hecta trồng đậu phụng xen mì cho lãi ròng khoảng trên 69 triệu đồng; tỷ suất lợi nhuận cao gấp 2,3 lần so với mô hình trồng mì thuần đối chứng trên cùng chân đất (trồng mì thuần lãi ròng chỉ đạt 25,69 triệu đồng/ha).
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương - Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, chủ nhiệm nghiên cứu đề tài cho biết: Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ở vùng đất cát có độ phì thấp, hàng năm đất bị mưa rửa trôi lớp mặt nên đất ngày càng bạc màu. Với mô hình này khi áp dụng vào sản xuất, không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất, giúp quá trình canh tác bền vững hơn.
Kết quả từ mô hình mở ra triển vọng tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân canh tác trên vùng đất cát nghèo chất dinh dưỡng, giúp nông dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, phát huy hiệu quả ban đầu, sắp tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng đậu phụng xen mì trên vùng đất cát trong toàn tỉnh Quảng Ngãi.
Kết quả việc trồng mì xen với đậu phụng cho thấy, cả 2 loại cây trồng này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, ít cỏ dại hơn. Trong mô hình trồng xen 4 hàng đậu phụng giữa 2 hàng mì, với khoảng cách (20 x 15cm x 1 cây) cho mật độ 26,6 cây/m2. Được hưởng lợi thế khoảng không gian của cây mì thời kỳ đầu chưa khép tán, cây đậu có số hạt chắc/cây cao hơn so với trồng thuần, nên năng suất thực thu giảm không đáng kể (năng suất đạt 86% so với đậu trồng thuần). Trong khi đó sẽ thu được vụ mì có năng suất và hàm lượng tinh bột ở mức cao, do được trồng sớm, đủ thời gian tích lũy (mì được 10-11 tháng nên năng suất cao và tinh bột đạt trên 26%). Chính vì thế thu nhập cao hơn so với mô hình luân canh đậu phụng (đông xuân)- mì (vụ hè) hoặc mì trồng thuần trên vùng đất cát biển, nghèo dinh dưỡng.
Với năng suất thống kê hiện tại trong mô hình xen canh này, cây đậu phụng năng suất đạt khoảng 21- 25 tạ/ha, năng suất cây mì dự kiến khoảng 25 tấn/ha. Như vậy với giá đậu (23.000đồng/kg) và mì (2.000 đồng/kg) như hiện nay, ước tính mỗi hecta trồng đậu phụng xen mì cho lãi ròng khoảng trên 69 triệu đồng; tỷ suất lợi nhuận cao gấp 2,3 lần so với mô hình trồng mì thuần đối chứng trên cùng chân đất (trồng mì thuần lãi ròng chỉ đạt 25,69 triệu đồng/ha).
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương - Viện KHKT nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, chủ nhiệm nghiên cứu đề tài cho biết: Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ở vùng đất cát có độ phì thấp, hàng năm đất bị mưa rửa trôi lớp mặt nên đất ngày càng bạc màu. Với mô hình này khi áp dụng vào sản xuất, không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất, giúp quá trình canh tác bền vững hơn.
Kết quả từ mô hình mở ra triển vọng tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân canh tác trên vùng đất cát nghèo chất dinh dưỡng, giúp nông dân phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, phát huy hiệu quả ban đầu, sắp tới sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng đậu phụng xen mì trên vùng đất cát trong toàn tỉnh Quảng Ngãi.
Ngọc Đức