(QNg)- Những người dân vùng biển Sơn Tịnh gọi những công trình được xây dựng từ chương trình bãi ngang ven biển là công trình của lòng dân. Những công trình được xây dựng không chỉ cải thiện về đời sống, dân sinh, mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng quê biển…
Cuối tháng 4, trời oi bức nhưng trong các phòng khám, điều trị bệnh ở Trạm xá Tịnh Kỳ người bệnh vẫn thấy dễ chịu hơn, bởi căn phòng thật thoáng mát, có quạt gió treo tường; giường bệnh cứng cáp; đội ngũ nhân viên y tế ân cần theo dõi điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tuấn - Trưởng Trạm xá Tịnh Kỳ cho biết: "Từ khi trạm đưa vào sử dụng, bà con đến điều trị đông hơn. Anh em trong trạm ai cũng cố gắng để khỏi phụ lòng của bà con đã có niềm tin nơi mình".
Trạm y tế xã Tịnh Kỳ được xây dựng khang trang, nhờ nguồn vốn chương trình bãi ngang ven biển. |
Trạm xá cũ của xã Tịnh Kỳ xây dựng từ năm 1978 có 5 phòng điều trị, 1 phòng bếp, nhưng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Cách đây 5 năm trạm chỉ dùng tạm được 3 phòng, nên các y bác sĩ làm việc cũng cảm thấy không yên tâm. Còn người dân bị bệnh thì đưa đến khám, xin thuốc rồi về. Lúc sinh nở hay cần điều trị nội trú, bà con xin chuyển lên tuyến trên. Chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị cấp trên xin kinh phí sửa chữa, xây dựng, nhưng...
Năm 2009 thông qua chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã Tịnh Kỳ được đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng lại trạm xá hai tầng, với 10 phòng làm việc và điều trị bệnh, tạo điều kiện cho 6 cán bộ, y, bác sĩ, nữ hộ sinh công tác. Trong năm 2010 trạm đã khám, chữa bệnh cho 8.000 - 9.000 lượt người.
Cũng từ nguồn kinh phí của chương trình bãi ngang trong 3 năm (2008 - 2010), xã Tịnh Kỳ đã đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng trường học và làm đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho học sinh đến trường học tập, bà con đi lại thuận lợi. Ông Nguyễn Ngọc Đàm - Trưởng Ban tài chính xã Tịnh Kỳ cho biết: "Đầu tư trường mầm non không chỉ đáp ứng cho con em trong vùng có nơi học tập, mà còn là nơi trú tránh lũ...".
Các xã biển Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ đều có đặc thù địa hình như nhau. Đường giao thông nhỏ hẹp, mưa bùn, nắng cát bay. Nhiều trường học xây dựng tạm bợ, nên theo thời gian đã xuống cấp, nhiều thôn chưa có điểm trường mẫu giáo, mầm non, chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng. Vì cuộc sống khốn khó, nên nhiều hộ gia đình không có điều kiện để đóng góp tiền của xây dựng những công trình dân sinh. Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vùng bãi ngang ven biển được triển khai xây dựng đã đáp ứng niềm mong mỏi của bà con, cũng như tạo điều kiện cho chính quyền các xã có kinh phí xây dựng công trình dân sinh ở địa phương.
Được biết từ năm 2006 - 2010, thông qua dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2006 -2010, các xã ven biển huyện Sơn Tịnh đã xây dựng 28 công trình (với tổng kinh phí gần 7,8 tỷ đồng). Xã Tịnh Khê xây dựng 8 công trình, Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ mỗi xã 10 công trình. Các công trình phát huy tác dụng và làm thay đổi diện mạo các làng quê này.
Trong năm 2011 Chương trình bãi ngang ven biển tiếp tục đầu tư hơn 3,3 tỷ đồng để mở rộng nâng cấp, xây mới các tuyến đường bê tông nông thôn; xây dựng trường mầm non mẫu giáo; nhà văn hóa thôn ở 3 xã biển Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Khê. Đối với chính quyền các xã vùng bãi ngang ven biển Sơn Tịnh, sau khi công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng, cần có kế hoạch bảo vệ và tu sửa hằng năm, để công trình sử dụng được lâu bền, tránh trường hợp công trình mới xây dựng nhưng việc bảo quản không tốt, dẫn đến xuống cấp nhanh chóng làm hao phí tiền của của Nhà nước và không đáp ứng niềm mong đợi của người dân.
Cũng từ nguồn kinh phí của chương trình bãi ngang trong 3 năm (2008 - 2010), xã Tịnh Kỳ đã đầu tư gần 3 tỷ đồng xây dựng trường học và làm đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho học sinh đến trường học tập, bà con đi lại thuận lợi. Ông Nguyễn Ngọc Đàm - Trưởng Ban tài chính xã Tịnh Kỳ cho biết: "Đầu tư trường mầm non không chỉ đáp ứng cho con em trong vùng có nơi học tập, mà còn là nơi trú tránh lũ...".
Các xã biển Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ đều có đặc thù địa hình như nhau. Đường giao thông nhỏ hẹp, mưa bùn, nắng cát bay. Nhiều trường học xây dựng tạm bợ, nên theo thời gian đã xuống cấp, nhiều thôn chưa có điểm trường mẫu giáo, mầm non, chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng. Vì cuộc sống khốn khó, nên nhiều hộ gia đình không có điều kiện để đóng góp tiền của xây dựng những công trình dân sinh. Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng vùng bãi ngang ven biển được triển khai xây dựng đã đáp ứng niềm mong mỏi của bà con, cũng như tạo điều kiện cho chính quyền các xã có kinh phí xây dựng công trình dân sinh ở địa phương.
Được biết từ năm 2006 - 2010, thông qua dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2006 -2010, các xã ven biển huyện Sơn Tịnh đã xây dựng 28 công trình (với tổng kinh phí gần 7,8 tỷ đồng). Xã Tịnh Khê xây dựng 8 công trình, Tịnh Hòa và Tịnh Kỳ mỗi xã 10 công trình. Các công trình phát huy tác dụng và làm thay đổi diện mạo các làng quê này.
Trong năm 2011 Chương trình bãi ngang ven biển tiếp tục đầu tư hơn 3,3 tỷ đồng để mở rộng nâng cấp, xây mới các tuyến đường bê tông nông thôn; xây dựng trường mầm non mẫu giáo; nhà văn hóa thôn ở 3 xã biển Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Khê. Đối với chính quyền các xã vùng bãi ngang ven biển Sơn Tịnh, sau khi công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng, cần có kế hoạch bảo vệ và tu sửa hằng năm, để công trình sử dụng được lâu bền, tránh trường hợp công trình mới xây dựng nhưng việc bảo quản không tốt, dẫn đến xuống cấp nhanh chóng làm hao phí tiền của của Nhà nước và không đáp ứng niềm mong đợi của người dân.
Bài, ảnh: MAI HẠ