(QNg)- Những năm qua, người dân xã Phổ Nhơn (Đức Phổ) không phải bận tâm nhiều đến câu hỏi "trồng cây gì...?". Bởi lẽ cây mía luôn là sự lựa chọn đương nhiên của người dân nơi đây. Tuy nhiên cùng với những khó khăn gặp phải khi trồng và kinh doanh cây mía, cây dưa hấu "nổi" lên như cây trồng hứa hẹn mang lại nhiều sự khởi sắc. Và bây giờ câu hỏi "trồng cây gì...?" bắt đầu làm "khó" người dân Phổ Nhơn.
Ở xã Phổ Nhơn, cây mía đã gắn bó với người nông dân hàng chục năm nay, nhất là khi có Nhà máy Đường Phổ Phong (Đức Phổ). Nhưng thời gian gần đây hiệu quả kinh tế từ cây mía không cao, nên nông dân buộc phải tìm cho mình những loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, để có hiệu quả kinh tế cao. Và cây dưa hấu hiện diện ngày càng nhiều trên các cánh đồng xã Phổ Nhơn.
Ông Nguyễn Minh Cảnh- Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Nhơn cho biết: Khoảng hai năm trước, việc trồng mía như một điều hiển nhiên ở vùng đất này. Thời điểm đó diện tích mía toàn xã lên đến gần 700ha, thu hút trên 1.000 hộ nông dân tham gia. Và cây mía đã trở thành cây trồng truyền thống của bà con. Nhưng thời gian gần đây, nhiều diện tích trồng mía đã được nông dân đưa cây dưa hấu vào trồng. Hiện nay diện tích trồng dưa trên địa bàn xã đã gần 50 ha.
Không khó để giải thích cho việc cây dưa hấu bắt đầu có "chỗ đứng" ở đồng đất Phổ Nhơn. Trồng mía thời gian canh tác lâu, khi thu hoạch thì nông dân phải chờ nhà máy đường phát phiếu đốn, khiến không ít người nản lòng. Cộng với việc Nhà máy Đường Quảng Phú đã chuyển lên tỉnh Gia Lai, làm người nông dân có tâm lí sợ cây mía sẽ bị "thừa". Hơn nữa tiền hỗ trợ của tỉnh vẫn chưa đến tay nông dân, nên người trồng mía gặp khó khăn trong khâu đầu tư vụ mía mới. Nhưng ông Cảnh cũng cảnh báo: Việc trồng cây dưa hấu rủi ro rất cao. Nếu cây dưa hấu gặp thời tiết không thuận lợi, thì coi như trắng tay. "Đầu ra" của cây dưa thì chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu sản phẩm, khi thu hoạch phải phụ thuộc các lái buôn. Nhìn chung việc trồng dưa cũng chỉ là "năm ăn năm thua". Đặc biệt cây dưa hấu chưa nằm trong định hướng cơ cấu cây trồng của xã Phổ Nhơn và huyện Đức Phổ.
Dạo quanh cánh đồng Ngon (thôn An Lợi, Phổ Nhơn) chúng tôi bắt gặp hình ảnh nhiều nông dân chăm sóc dưa hấu hay trồng mới nhiều diện tích. Bà Nguyễn Thị Tâm- vừa chăm sóc dưa hấu, vừa nói: "Dưa hấu là loại cây trồng có thời gian canh tác ngắn, chỉ khoảng từ 2,5 tháng đến 3 tháng là có thể thu hoạch. Năng suất của dưa hấu có thể đạt 1- 1,5 tấn/sào, với giá bán hiện nay là xấp xỉ 7.500 đồng/kg thì người trồng dưa lãi 50- 60 triệu đồng mỗi hec-ta là chuyện trong tầm tay". Bà so sánh: Chi phí cho việc trồng 1 ha mía không dưới 20 triệu đồng (giống 1 triệu đồng; công cày bừa 2 triệu đồng; phân bón xấp xỉ 15 triệu đồng; thuê người thu hoạch, người trồng, thuốc sâu phải hơn 2 triệu đồng nữa). Khi thu hoạch mía thì phải chờ 10 đến 15 ngày mới được phát phiếu đốn. Với giá bán khoảng 1 triệu đồng/tấn, trừ các chi phí và trừ luôn cả... nợ, thì người trồng mía có lãi là rất ít.
Theo ông Nguyễn Minh Cảnh việc nông dân Phổ Nhơn "bén duyên" với cây dưa hấu cũng chỉ là bộc phát. Bởi cây mía vẫn là lựa chọn "chiến lược" cho vùng đất này. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng cây mía không còn là sự lựa chọn duy nhất của nông dân. Trong nền kinh tế thị trường thì nông dân khắc hiểu, cây trồng nào mang lại giá trị cao thì đó là sự đầu tư đúng đắn. Trước kia cánh đồng mía ở thôn An Lợi (Phổ Nhơn) luôn đạt năng suất từ 80- 90 tấn/ha, và là cánh đồng "điểm" của xã. Nhưng bây giờ đất bạc màu, nên năng suất mía không cao như trước. Do đó một số diện tích trồng mía đã được người dân chuyển sang trồng cây dưa hấu. Ông Cảnh cho rằng, với những cơ chế hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía như thời gian qua thì khó lòng mà "hích" cây mía lên được.
Thiết nghĩ, để nông dân yên tâm trồng mía, đồng thời thâm canh cây mía có năng suất, hiệu quả, các cấp, ngành và doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý hơn. Còn đối với việc trồng cây dưa hấu, chính quyền xã Phổ Nhơn nên có hướng dẫn cụ thể cho nông dân, để cây dưa hấu thực sự tham gia vào quá trình thoát nghèo của bà con.
Không khó để giải thích cho việc cây dưa hấu bắt đầu có "chỗ đứng" ở đồng đất Phổ Nhơn. Trồng mía thời gian canh tác lâu, khi thu hoạch thì nông dân phải chờ nhà máy đường phát phiếu đốn, khiến không ít người nản lòng. Cộng với việc Nhà máy Đường Quảng Phú đã chuyển lên tỉnh Gia Lai, làm người nông dân có tâm lí sợ cây mía sẽ bị "thừa". Hơn nữa tiền hỗ trợ của tỉnh vẫn chưa đến tay nông dân, nên người trồng mía gặp khó khăn trong khâu đầu tư vụ mía mới. Nhưng ông Cảnh cũng cảnh báo: Việc trồng cây dưa hấu rủi ro rất cao. Nếu cây dưa hấu gặp thời tiết không thuận lợi, thì coi như trắng tay. "Đầu ra" của cây dưa thì chưa có đơn vị nào đứng ra bao tiêu sản phẩm, khi thu hoạch phải phụ thuộc các lái buôn. Nhìn chung việc trồng dưa cũng chỉ là "năm ăn năm thua". Đặc biệt cây dưa hấu chưa nằm trong định hướng cơ cấu cây trồng của xã Phổ Nhơn và huyện Đức Phổ.
Dạo quanh cánh đồng Ngon (thôn An Lợi, Phổ Nhơn) chúng tôi bắt gặp hình ảnh nhiều nông dân chăm sóc dưa hấu hay trồng mới nhiều diện tích. Bà Nguyễn Thị Tâm- vừa chăm sóc dưa hấu, vừa nói: "Dưa hấu là loại cây trồng có thời gian canh tác ngắn, chỉ khoảng từ 2,5 tháng đến 3 tháng là có thể thu hoạch. Năng suất của dưa hấu có thể đạt 1- 1,5 tấn/sào, với giá bán hiện nay là xấp xỉ 7.500 đồng/kg thì người trồng dưa lãi 50- 60 triệu đồng mỗi hec-ta là chuyện trong tầm tay". Bà so sánh: Chi phí cho việc trồng 1 ha mía không dưới 20 triệu đồng (giống 1 triệu đồng; công cày bừa 2 triệu đồng; phân bón xấp xỉ 15 triệu đồng; thuê người thu hoạch, người trồng, thuốc sâu phải hơn 2 triệu đồng nữa). Khi thu hoạch mía thì phải chờ 10 đến 15 ngày mới được phát phiếu đốn. Với giá bán khoảng 1 triệu đồng/tấn, trừ các chi phí và trừ luôn cả... nợ, thì người trồng mía có lãi là rất ít.
Theo ông Nguyễn Minh Cảnh việc nông dân Phổ Nhơn "bén duyên" với cây dưa hấu cũng chỉ là bộc phát. Bởi cây mía vẫn là lựa chọn "chiến lược" cho vùng đất này. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng cây mía không còn là sự lựa chọn duy nhất của nông dân. Trong nền kinh tế thị trường thì nông dân khắc hiểu, cây trồng nào mang lại giá trị cao thì đó là sự đầu tư đúng đắn. Trước kia cánh đồng mía ở thôn An Lợi (Phổ Nhơn) luôn đạt năng suất từ 80- 90 tấn/ha, và là cánh đồng "điểm" của xã. Nhưng bây giờ đất bạc màu, nên năng suất mía không cao như trước. Do đó một số diện tích trồng mía đã được người dân chuyển sang trồng cây dưa hấu. Ông Cảnh cho rằng, với những cơ chế hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía như thời gian qua thì khó lòng mà "hích" cây mía lên được.
Thiết nghĩ, để nông dân yên tâm trồng mía, đồng thời thâm canh cây mía có năng suất, hiệu quả, các cấp, ngành và doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý hơn. Còn đối với việc trồng cây dưa hấu, chính quyền xã Phổ Nhơn nên có hướng dẫn cụ thể cho nông dân, để cây dưa hấu thực sự tham gia vào quá trình thoát nghèo của bà con.
NGUYỄN TRIỀU