(QNg)- Một thời gian ngắn, giá dầu đã hai lần tăng cộng vào đó cửa biển bị bồi lấp nặng, nên nhiều tàu thuyền ở cửa biển Sa Huỳnh (Đức Phổ) "tê liệt".
Đến cửa biển Sa Huỳnh đầu tháng 4, chúng tôi thấy quá nhiều tàu thuyền nằm xếp dọc dài ven bờ, khác xa với không khí sôi động thời điểm này những năm trước. Trên bến thuyền, nhiều ngư dân ngồi bó gối nhìn ra phía biển.
Bến cảng Sa Huỳnh có rất nhiều tàu neo đậu bến trong mùa đánh bắt. |
Anh Võ Ngọ Truyền nói: "Từ tết đến giờ biển động liên tục, nay biển êm thì cửa biển bị "hàn" lối, chúng tôi đành ngồi đây canh chừng con nước thủy triều dâng cao may đâu dắt tàu ra được cửa. Nhưng đợi cả tuần nay rồi mà tàu vẫn không đi được. Kiểu này đói thôi". Anh Truyền làm nghề giã cào với đôi tàu công suất 95CV/chiếc.
Trong một thời gian ngắn giá dầu hai lần tăng (nay lên đến 21.000đồng/lít). Anh Truyền đã bế tắc, loay hoay không biết tính toán cách nào để đưa tàu ra khơi cho có lãi. Nhiều anh em bạn chài động viên nhau cố gắng vận dụng kinh nghiệm, nơi nào cầm chắc có cá, hãy đưa tàu đến để cùng đánh bắt. Anh Truyền bấm bụng kiếm 100 triệu đồng (tăng hơn trước 20 triệu đồng) mua 502 cây đá lạnh, dầu, lương thực, chuẩn bị ra khơi thì cửa biển bị bít lối và anh “đành” ngậm ngùi để tàu nằm bến.
Cạnh tàu của anh Truyền là tàu của ngư dân Đinh Lực Sĩ (công suất 220 CV). Con tàu đã có nhiên liệu, mì tôm, gạo, bếp gas, nước uống chất đầy. Anh bức xúc nói: "Mọi thứ còn nguyên, nhưng đá lạnh tiêu tan hết rồi. Tàu chưa ra khơi mà đã mất toi đá, ức lắm". Đôi tàu của anh mỗi chuyến biển (khoảng 20 ngày) phải sắm nhiên liệu mất hơn 130 triệu đồng (tăng đến 50 triệu đồng so với trước). Từ tết đến nay anh đã đưa tàu hai lần ra khơi.
Chuyến đầu thu được 120 triệu đồng, tính ra lỗ vốn. Chuyến thứ hai vừa chạm đến vùng đánh bắt được 3 ngày, thì biển động sóng lớn anh đành đưa tàu vào bờ, nên phí tổn khá nhiều. Còn chuyến này anh mua gạo, dầu, đá cây xong xuôi thì cửa biển bồi và tàu anh đành nằm bến.
Một số ngư dân thấy tàu nằm bờ, áo cơm thúc bách nên canh chừng 1-2 giờ sáng con nước thủy triều lên, là đưa tàu đi. Nhưng rồi nhiều tàu đã bị mắc cạn, va vào đá vỡ tan tành. Tính từ sau khi cửa biển bị bồi lấp, đã có 32 tàu bị nạn, thiệt hại hơn 20 tỷ đồng. Riêng từ tết đến nay đã có 3 tàu bị nạn ở cửa biển. Còn hiện nay không chỉ có tàu anh Truyền, anh Sĩ mà 48 chủ tàu ở Phổ Thạnh đang cùng chung cảnh ngộ là sắm tổn phí nhiên liệu, lương thực, đá cây mà không thể ra khơi.
Theo UBND xã Phổ Thạnh, toàn xã có 811 tàu thuyền thì có 350 chiếc có công suất từ 90CV trở lên đánh bắt xa bờ, khoảng 300 chiếc từ 30 - 90CV đánh bắt vùng lộng. Số tàu đánh bắt xa bờ lâu nay do cửa biển bồi không thể vào bến được. Họ đánh bắt khơi xa, rồi trở về các bến tỉnh khác bán hải sản và lấy nhiên liệu ra khơi. Còn hơn 300 tàu từ 30-90 CV mỗi ngày đành đối mặt với cửa biển bồi.
Ông Nguyễn Duy Trinh - Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết: "Dầu tăng có thể huy động ngư dân phát huy tinh thần đoàn kết để ra khơi, chứ cửa biển bồi thì đành chịu. Chúng tôi đã có văn bản gửi lên các cấp, ngành chức năng của huyện và tỉnh mong "giải cứu", nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì".
Được biết dự án Thông cửa biển và xây dựng cảng cá Sa Huỳnh được triển khai từ năm 2001, với nguồn kinh phí đầu tư hơn 32 tỷ đồng, gồm xây dựng các hạng mục: kè chắn cát và chắn sóng dài hơn 460 m, nạo vét luồng nơi cửa biển và một số hạng mục khác. Năm 2005 dự án hoàn thành, ngư dân chưa kịp vui mừng, thì sau hơn một năm cửa biển bị bồi lấp trở lại. Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thủy sản đã xin tỉnh cho phép nạo vét đợt 2, nhưng rồi cửa biển vẫn bị bồi lấp.
Vấn đề tàu thuyền bị nạn do cửa biển Sa Huỳnh bị bồi lấp đã xảy ra khá lâu. Mỗi năm lại bị bồi lấp càng nặng hơn, nhưng các cấp, ngành chức năng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Trước thực trạng giá dầu, thực phẩm tăng, mà ngư dân phải đối diện với tình trạng cửa biển bồi đang là bức xúc lớn của ngư dân. Đền nghị Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thủy sản tỉnh cần khảo sát và đề xuất với ngành chức năng, UBND tỉnh về các biện pháp để nạo vét thông lại luồng cửa biển Sa Huỳnh cho ngư dân ra khơi khai thác hải sản sớm.
Cạnh tàu của anh Truyền là tàu của ngư dân Đinh Lực Sĩ (công suất 220 CV). Con tàu đã có nhiên liệu, mì tôm, gạo, bếp gas, nước uống chất đầy. Anh bức xúc nói: "Mọi thứ còn nguyên, nhưng đá lạnh tiêu tan hết rồi. Tàu chưa ra khơi mà đã mất toi đá, ức lắm". Đôi tàu của anh mỗi chuyến biển (khoảng 20 ngày) phải sắm nhiên liệu mất hơn 130 triệu đồng (tăng đến 50 triệu đồng so với trước). Từ tết đến nay anh đã đưa tàu hai lần ra khơi.
Chuyến đầu thu được 120 triệu đồng, tính ra lỗ vốn. Chuyến thứ hai vừa chạm đến vùng đánh bắt được 3 ngày, thì biển động sóng lớn anh đành đưa tàu vào bờ, nên phí tổn khá nhiều. Còn chuyến này anh mua gạo, dầu, đá cây xong xuôi thì cửa biển bồi và tàu anh đành nằm bến.
Một số ngư dân thấy tàu nằm bờ, áo cơm thúc bách nên canh chừng 1-2 giờ sáng con nước thủy triều lên, là đưa tàu đi. Nhưng rồi nhiều tàu đã bị mắc cạn, va vào đá vỡ tan tành. Tính từ sau khi cửa biển bị bồi lấp, đã có 32 tàu bị nạn, thiệt hại hơn 20 tỷ đồng. Riêng từ tết đến nay đã có 3 tàu bị nạn ở cửa biển. Còn hiện nay không chỉ có tàu anh Truyền, anh Sĩ mà 48 chủ tàu ở Phổ Thạnh đang cùng chung cảnh ngộ là sắm tổn phí nhiên liệu, lương thực, đá cây mà không thể ra khơi.
Theo UBND xã Phổ Thạnh, toàn xã có 811 tàu thuyền thì có 350 chiếc có công suất từ 90CV trở lên đánh bắt xa bờ, khoảng 300 chiếc từ 30 - 90CV đánh bắt vùng lộng. Số tàu đánh bắt xa bờ lâu nay do cửa biển bồi không thể vào bến được. Họ đánh bắt khơi xa, rồi trở về các bến tỉnh khác bán hải sản và lấy nhiên liệu ra khơi. Còn hơn 300 tàu từ 30-90 CV mỗi ngày đành đối mặt với cửa biển bồi.
Ông Nguyễn Duy Trinh - Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh cho biết: "Dầu tăng có thể huy động ngư dân phát huy tinh thần đoàn kết để ra khơi, chứ cửa biển bồi thì đành chịu. Chúng tôi đã có văn bản gửi lên các cấp, ngành chức năng của huyện và tỉnh mong "giải cứu", nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì".
Được biết dự án Thông cửa biển và xây dựng cảng cá Sa Huỳnh được triển khai từ năm 2001, với nguồn kinh phí đầu tư hơn 32 tỷ đồng, gồm xây dựng các hạng mục: kè chắn cát và chắn sóng dài hơn 460 m, nạo vét luồng nơi cửa biển và một số hạng mục khác. Năm 2005 dự án hoàn thành, ngư dân chưa kịp vui mừng, thì sau hơn một năm cửa biển bị bồi lấp trở lại. Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng thủy sản đã xin tỉnh cho phép nạo vét đợt 2, nhưng rồi cửa biển vẫn bị bồi lấp.
Vấn đề tàu thuyền bị nạn do cửa biển Sa Huỳnh bị bồi lấp đã xảy ra khá lâu. Mỗi năm lại bị bồi lấp càng nặng hơn, nhưng các cấp, ngành chức năng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Trước thực trạng giá dầu, thực phẩm tăng, mà ngư dân phải đối diện với tình trạng cửa biển bồi đang là bức xúc lớn của ngư dân. Đền nghị Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thủy sản tỉnh cần khảo sát và đề xuất với ngành chức năng, UBND tỉnh về các biện pháp để nạo vét thông lại luồng cửa biển Sa Huỳnh cho ngư dân ra khơi khai thác hải sản sớm.
Bài, ảnh: MAI HẠ