(QNg)- Theo báo cáo của Sở Công thương, đến tháng 4/2011 toàn tỉnh có 17 cụm công nghiệp (CCN) đang thực hiện theo quy hoạch, tổng diện tích gần 200ha nằm trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Các CCN đã thu hút được 96 dự án đăng kí đầu tư, trong đó 60 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn trên 175 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 1.700 lao động.
Sản xuất kinh doanh tại các CCN những năm qua có bước tăng trưởng khá, nhiều sản phẩm khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, một số mặt hàng đã xuất khẩu như đồ gỗ, đũa tre, nha công nghiệp. Năm 2010 các CCN trên địa bàn tỉnh đã nộp ngân sách hơn 4 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2002- 2010, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các CCN trên 110 tỷ đồng (vốn vay tín dụng chiếm gần 40%, vốn từ ngân sách huyện đạt trên 46%, còn lại vốn từ ngân sách tỉnh chưa đến 15%). Nhưng nguồn vốn này cũng chỉ bằng 20% tổng vốn đầu tư theo quy hoạch (560 tỷ đồng). Do đó nhiều CCN không đủ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Hầu hết các CCN đều không có hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước thải chung. Một số dự án kéo dài thời gian xây dựng, chậm triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tỷ lệ lấp đầy tại các CCN chưa cao (xấp xỉ 50%).
Theo ban quản lý các CCN của tỉnh, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian qua chưa đáp ứng với sự kì vọng của các địa phương. Hầu hết các CCN đều thiếu vốn, hoặc vốn ứng trước được trích từ ngân sách huyện chưa được ngân sách tỉnh hoàn lại. Do đó UBND tỉnh cần có phương án trích kinh phí hằng năm để phát triển CCN.
Theo ban quản lý các CCN của tỉnh, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian qua chưa đáp ứng với sự kì vọng của các địa phương. Hầu hết các CCN đều thiếu vốn, hoặc vốn ứng trước được trích từ ngân sách huyện chưa được ngân sách tỉnh hoàn lại. Do đó UBND tỉnh cần có phương án trích kinh phí hằng năm để phát triển CCN.
Ngoài ra Sở Công thương kiến nghị UBND tỉnh nhanh chóng hỗ trợ vốn cho các công trình CCN đã thi công hoàn thành. Đặc biệt, UBND tỉnh cần thực hiện Quyết định 55/2008/QĐ-UBND, của UBND tỉnh. Theo đó UBND tỉnh sẽ hỗ trợ 50% vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các CCN; đồng thời cho phép các địa phương sử dụng nguồn vốn tín dụng từ các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề nông thôn, để đầu tư phát triển hạ tầng CCN theo Quyết định 56/2009/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua việc phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các CCN đã đạt được những kết quả thiết thực về sản xuất, sử dụng lao động địa phương. Bằng chứng là nhiều CCN như Tịnh Ấn Tây, Bình Nguyên, Phổ Phong có bước phát triển khá, thu hút nhiều dự án vào sản xuất kinh doanh. Các CCN đã bắt đầu mở rộng diện tích, một số CCN có tỉ lệ lấp đầy lên đến 100%. Do đó việc phát triển CCN là chủ trương lớn của tỉnh. Giai đoạn 2010- 2015 định hướng đến 2020, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình CCN. Theo đó mỗi huyện, thành phố ở đồng bằng sẽ có ít nhất một CCN vào năm 2015, tạo việc làm cho khoảng 5.000- 8.000 lao động, với tổng diện tích của các CCN lên đến 560ha".
Để khắc phục khó khăn, tồn tại của CCN, thiết nghĩ Ban quản lý các CCN cần kết nối với Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh để tìm kiếm doanh nghiệp đầu tư phù hợp với từng CCN. Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp cơ quan chức năng phải tạo được sự ràng buộc pháp lý, cũng như yêu cầu doanh nghiệp có cam kết về tiến độ đầu tư. Nếu thực hiện không đúng cam kết, ban quản lý các CCN cần kiên quyết rút lại giấy phép đầu tư. Sở KHĐT xem lại tính phù hợp của QĐ 55; Sở Công thương cần nghiên cứu Quảng Ngãi có đủ điều kiện để thành lập Trung tâm quản lý các CCN hay không? Nếu có, trình UBND tỉnh xem xét.
Việc quy hoạch các CCN trong thời gian đến cần "bám" vào quy hoạch đất chung của tỉnh. Hơn nữa các CCN cần gắn hoạt động với các khu công nghiệp, nhằm tạo ra những vệ tinh sản xuất các sản phẩm phục vụ cho chính các KCN. Trong đó đặc biệt lưu ý quy hoạch ngành nghề cho các CCN phải phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đây sẽ là điều kiện rất quan trọng trong việc phát triển CCN.
Thời gian qua việc phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các CCN đã đạt được những kết quả thiết thực về sản xuất, sử dụng lao động địa phương. Bằng chứng là nhiều CCN như Tịnh Ấn Tây, Bình Nguyên, Phổ Phong có bước phát triển khá, thu hút nhiều dự án vào sản xuất kinh doanh. Các CCN đã bắt đầu mở rộng diện tích, một số CCN có tỉ lệ lấp đầy lên đến 100%. Do đó việc phát triển CCN là chủ trương lớn của tỉnh. Giai đoạn 2010- 2015 định hướng đến 2020, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục hoàn thiện mô hình CCN. Theo đó mỗi huyện, thành phố ở đồng bằng sẽ có ít nhất một CCN vào năm 2015, tạo việc làm cho khoảng 5.000- 8.000 lao động, với tổng diện tích của các CCN lên đến 560ha".
Để khắc phục khó khăn, tồn tại của CCN, thiết nghĩ Ban quản lý các CCN cần kết nối với Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh để tìm kiếm doanh nghiệp đầu tư phù hợp với từng CCN. Khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp cơ quan chức năng phải tạo được sự ràng buộc pháp lý, cũng như yêu cầu doanh nghiệp có cam kết về tiến độ đầu tư. Nếu thực hiện không đúng cam kết, ban quản lý các CCN cần kiên quyết rút lại giấy phép đầu tư. Sở KHĐT xem lại tính phù hợp của QĐ 55; Sở Công thương cần nghiên cứu Quảng Ngãi có đủ điều kiện để thành lập Trung tâm quản lý các CCN hay không? Nếu có, trình UBND tỉnh xem xét.
Việc quy hoạch các CCN trong thời gian đến cần "bám" vào quy hoạch đất chung của tỉnh. Hơn nữa các CCN cần gắn hoạt động với các khu công nghiệp, nhằm tạo ra những vệ tinh sản xuất các sản phẩm phục vụ cho chính các KCN. Trong đó đặc biệt lưu ý quy hoạch ngành nghề cho các CCN phải phù hợp với từng địa phương cụ thể. Đây sẽ là điều kiện rất quan trọng trong việc phát triển CCN.
Bài, ảnh: NGUYỄN TRIỀU