(QNg)- Các chương trình đầu tư cho miền núi trong những năm qua đã góp phần làm thay đổi cảnh sắc nông thôn miền núi, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đội ngũ cán bộ cơ sở từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, đời sống của đồng bào ngày một cải thiện. Dù vậy, các chương trình giảm nghèo vẫn còn không ít bất cập.
Cuối tháng 3, chúng tôi trở lại Ba Tơ-một huyện miền núi triển khai thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả của tỉnh. Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình ISP, 134, 167, WB3 và mới đây là Chương trình 30a, đã làm cho cảnh quan nông thôn miền núi huyện Ba Tơ ngày một khởi sắc; cơ sở hạ tầng được nâng cấp; đời sống của nhân dân trong huyện, nhất là đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo từng bước được cải thiện. Mặc dù vậy, tính theo chuẩn mới (giai đoạn 2011-2015) thì Ba Tơ vẫn còn đến 53,4% hộ nghèo và 13,68% hộ cận nghèo.
Trạm Khuyến nông Ba Tơ chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa nước cho nông dân xã Ba Bích. |
Chính vì thế chương trình đầu tư giảm nghèo cho miền núi sẽ vừa là nguồn lực, vừa là động lực để cho Ba Tơ (và cả các huyện miền núi của tỉnh) phát triển kinh tế, xã hội, vươn lên xóa nghèo nhanh và bền vững. Thế nhưng có một thực tế là các huyện miền núi đang lúng túng vì... có quá nhiều chương trình. Ông Lê Hàn Phong-Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ cho hay: Thực tế hiện nay công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp của đội ngũ cán bộ cơ sở trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững vẫn chưa nhất quán, nhất là công tác tài chính. Cụ thể như các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng phương án và nhu cầu hỗ trợ sản xuất cho nhân dân. "Do vậy, Trung ương cần thống nhất các chính sách, dự án chương trình mang tính hệ thống để địa phương dễ chỉ đạo và thực hiện"-ông Phong đề xuất.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Từ thực tế và những kiến nghị của các địa phương, Bộ sẽ tiếp thu và tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia và trình xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thiết kế chiến lược Chương trình giảm nghèo cho giai đoạn 2011-2020. |
Trong đó cùng một nội dung công việc (hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống cây trồng) lại được thực hiện ở nhiều chính sách theo các văn bản quy định khác nhau, đầu mối quản lý khác nhau, nên việc đầu tư vừa chồng chéo, vừa dàn trải. Chính vì vậy Trung ương cần tập hợp và có cơ chế xâu đầu mối cho một cơ quan ở địa phương thuận lợi trong quá trình thực hiện.
Có thể nói một trong những bất cập của chương trình giảm nghèo trong thời gian qua là sự chồng chéo trong thiết kế các chính sách và chương trình giảm nghèo. Điều này thể hiện qua các hợp phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo (được chủ trì bởi Bộ LĐ-TB & XH), Chương trình 135 (Ủy ban Dân tộc) và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP mới được ban hành, nhằm trợ giúp 62 huyện nghèo nhất nước. Chính việc mỗi bộ, ngành quản lý nhiều chương trình, dự án hoặc các hợp phần của mỗi Chương trình Mục tiêu Quốc gia, các chính sách trợ giúp theo các lĩnh vực khác nhau và được thiết kế cho các nhóm khác nhau nên hiệu quả thực hiện thấp hơn mong đợi, vì sự dàn trải cả về con người (tổ chức thực hiện) lẫn nguồn lực đầu tư...
Vì thế trong thời gian tới cần tập hợp các chương trình giảm nghèo hiện tại thành một chương trình tổng thể, để loại bỏ chồng chéo và tăng sự điều phối nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa. Để từ đó các địa phương gắn kết việc lập kế hoạch giảm nghèo với quy trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và thứ tự ưu tiên để đề xuất các chính sách, dự án hỗ trợ. Các xã cũng phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu, tổ chức lồng ghép các nguồn lực đầu tư, tránh chồng chéo giữa các chương trình hỗ trợ.
Có thể nói một trong những bất cập của chương trình giảm nghèo trong thời gian qua là sự chồng chéo trong thiết kế các chính sách và chương trình giảm nghèo. Điều này thể hiện qua các hợp phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo (được chủ trì bởi Bộ LĐ-TB & XH), Chương trình 135 (Ủy ban Dân tộc) và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP mới được ban hành, nhằm trợ giúp 62 huyện nghèo nhất nước. Chính việc mỗi bộ, ngành quản lý nhiều chương trình, dự án hoặc các hợp phần của mỗi Chương trình Mục tiêu Quốc gia, các chính sách trợ giúp theo các lĩnh vực khác nhau và được thiết kế cho các nhóm khác nhau nên hiệu quả thực hiện thấp hơn mong đợi, vì sự dàn trải cả về con người (tổ chức thực hiện) lẫn nguồn lực đầu tư...
Vì thế trong thời gian tới cần tập hợp các chương trình giảm nghèo hiện tại thành một chương trình tổng thể, để loại bỏ chồng chéo và tăng sự điều phối nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa. Để từ đó các địa phương gắn kết việc lập kế hoạch giảm nghèo với quy trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và thứ tự ưu tiên để đề xuất các chính sách, dự án hỗ trợ. Các xã cũng phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu, tổ chức lồng ghép các nguồn lực đầu tư, tránh chồng chéo giữa các chương trình hỗ trợ.
Hoàng Triều