(QNg)- Hội thảo "Công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" vừa diễn ra tại Quảng Ngãi, do Bộ Công thương và UBND tỉnh tổ chức đã thu hút nhiều chuyên gia kinh tế đầu ngành và gần 100 doanh nghiệp. Hội thảo đã nêu lên thực trạng, tiềm năng và triển vọng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT), về quy hoạch, chiến lược và các giải pháp đề xuất phát triển CNHT tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam.
CNHT được xác định là một lĩnh vực chủ yếu sản xuất ra linh kiện, phụ tùng, giúp các cơ sở sản xuất lớn có nguồn vật tư, các thiết bị để cho ra đời những sản phẩm hoàn chỉnh. Ở Việt Nam lĩnh vực này còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến nhập siêu và giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế ở các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, CNHT còn kém hơn nhiều.
Ngành công nghiệp đóng tàu và một số ngành công nghiệp nặng cần nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngay tại địa phương, để tăng tính chủ động và hiệu quả kinh tế. |
Phó Giám đốc Sở Công thương Quảng Ngãi Nguyễn Đức Hoài nêu thực trạng: Nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Quảng Ngãi hiện rất lớn. NMLD Dung Quất cần axit sunfuric, xút và trên 50 phụ gia khác; Nhà máy sản xuất nhựa PP cần hóa chất, phụ gia, pallet; Công ty Doosan Vina cần thép các loại, sản phẩm đúc, que hàn, sơn; Các công ty may cần dây kéo, nút, chỉ; Nhà máy bia cần bao bì, vỏ lon... nhưng trong tỉnh và cả khu vực chẳng có để đáp ứng nhu cầu.
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai - Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng đồng quan điểm với ông Hoài và thừa nhận: Thực trạng này còn dẫn tới nguy cơ là các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể rút khỏi thị trường Việt Nam, do không có nguồn cung linh kiện, phụ tùng tại chỗ. Điều này càng đòi hỏi ngành CNHT phải nhanh chóng hình thành và phát triển. Tuy nhiên lựa chọn sản phẩm nào trong danh mục vật liệu, linh kiện... để ưu tiên phát triển thành ngành CNHT thì lại là một bài toán khó...
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho rằng: Công nghiệp miền Trung còn manh nha, mới mẻ, các DN trong và ngoài nước rất quan tâm đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm này. Tuy nhiên chúng ta phải định hướng làm gì và làm với ai? Để làm CNHT phải hiểu cách thức phát triển CNHT của thế giới, để chúng ta nhập vào cấu trúc CNHT nào cho phù hợp.
Thực tế cho thấy đa số DN sản xuất tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung hiện còn ít; việc hình thành và phát triển các DN trong lĩnh vực sản xuất chế tạo cần được đặt ra là định hướng quan trọng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên liên kết, phối hợp với nhau về danh sách các sản phẩm CNHT, sớm đề xuất Chính phủ có cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện cho miền Trung một hành lang pháp lý thuận lợi trong việc hoạch định và tìm ra biện pháp hữu hiệu để phát triển CNHT.
Nhiều DN đề nghị, Nhà nước cần hỗ trợ về vốn, đặc biệt tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với nguồn vốn của Jica (Nhật Bản) trong việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa. Cùng với đó là chính sách thật cụ thể, không nên nói chung chung như lâu nay… Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, vấn đề CNHT đòi hỏi phải có một quá trình, không nhất thời, làm xổi. Vì thế cách tiếp cận vấn đề này chúng ta cần phải nhìn nhận như một yếu tố quan trọng mang lại giá trị gia tăng cao trong cạnh tranh và hội nhập. Từ những đề xuất, kiến nghị tại hội thảo, Trung ương sẽ có những chính sách phù hợp, kịp thời, nhằm hỗ trợ vùng đất này phát triển cùng hai đầu đất nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
"Hiện tại Bộ Công thương đang trình Chính phủ phê duyệt quyết định phát triển CNHT, đây là văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong phát triển CNHT. Trong thời gian tới chúng ta rất cần các chính sách phối hợp hiệu quả ở tầm quốc gia và các địa phương, để thúc đẩy ngành công nghiệp này"-Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương cho rằng: Công nghiệp miền Trung còn manh nha, mới mẻ, các DN trong và ngoài nước rất quan tâm đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm này. Tuy nhiên chúng ta phải định hướng làm gì và làm với ai? Để làm CNHT phải hiểu cách thức phát triển CNHT của thế giới, để chúng ta nhập vào cấu trúc CNHT nào cho phù hợp.
Thực tế cho thấy đa số DN sản xuất tại khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung hiện còn ít; việc hình thành và phát triển các DN trong lĩnh vực sản xuất chế tạo cần được đặt ra là định hướng quan trọng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là, các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên liên kết, phối hợp với nhau về danh sách các sản phẩm CNHT, sớm đề xuất Chính phủ có cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện cho miền Trung một hành lang pháp lý thuận lợi trong việc hoạch định và tìm ra biện pháp hữu hiệu để phát triển CNHT.
Nhiều DN đề nghị, Nhà nước cần hỗ trợ về vốn, đặc biệt tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với nguồn vốn của Jica (Nhật Bản) trong việc hỗ trợ các DN nhỏ và vừa. Cùng với đó là chính sách thật cụ thể, không nên nói chung chung như lâu nay… Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, vấn đề CNHT đòi hỏi phải có một quá trình, không nhất thời, làm xổi. Vì thế cách tiếp cận vấn đề này chúng ta cần phải nhìn nhận như một yếu tố quan trọng mang lại giá trị gia tăng cao trong cạnh tranh và hội nhập. Từ những đề xuất, kiến nghị tại hội thảo, Trung ương sẽ có những chính sách phù hợp, kịp thời, nhằm hỗ trợ vùng đất này phát triển cùng hai đầu đất nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
"Hiện tại Bộ Công thương đang trình Chính phủ phê duyệt quyết định phát triển CNHT, đây là văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong phát triển CNHT. Trong thời gian tới chúng ta rất cần các chính sách phối hợp hiệu quả ở tầm quốc gia và các địa phương, để thúc đẩy ngành công nghiệp này"-Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Bài, ảnh: Hoàng Triều