(QNg)- Năm nào, dịch bệnh cũng xảy ra ở các vùng nuôi trồng thủy sản trong tỉnh mà chủ yếu là nuôi tôm, dẫn đến nhiều hộ dân đã thua lỗ trắng tay, không còn vốn để tiếp tục với nghề... Để khắc phục tình trạng này, cần sự nỗ lực từ nhiều phía mà bắt đầu từ người nuôi tôm...
Tôm chết hàng loạt
Lâu nay đa số người nuôi trồng thủy sản trong tỉnh thường nuôi theo kinh nghiệm của mình. Họ đoán định thời tiết, con nước, rồi cải tạo ao hồ, vội vàng thả nuôi chứ không tuân thủ nghiêm lịch thời vụ và quy trình cải tạo hồ nuôi tôm do ngành nông nghiệp hướng dẫn. Do vậy mầm bệnh tích tụ trong ao hồ, từ con giống không qua kiểm dịch vẫn duy trì và sau một thời gian nuôi tôm phát dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng, rồi chết liên tiếp, khiến người nuôi tôm không còn đủ sức theo nghề.
Cả trăm ha diện tích nuôi tôm vùng triều bị dịch bệnh, người nuôi đành phải chuyển sang làm muối hoặc bỏ hoang. |
Theo thống kê của các địa phương đã có 100 ha diện tích hồ nuôi tôm vùng triều xã Bình Châu (Bình Sơn) và một phần xã Tịnh Hòa (Sơn Tịnh) bỏ hoang hay chuyển sang làm muối, hơn 40 ha nuôi tôm trên cát ở xã Phổ Khánh và Phổ An (Đức Phổ) cũng không thả tôm để nuôi trong vụ nuôi năm 2010. Những năm gần đây mỗi năm tỉnh ta có ít nhất trên 200 ha diện tích nuôi trồng thủy sản được thả nuôi sớm hơn lịch thời vụ và thường hay bị dịch bệnh, gây thiệt hại nặng cho người nuôi tôm.
Nghiêm trọng nhất là vụ nuôi tôm đầu năm 2010, toàn tỉnh có khoảng trên 290 ha tôm bị bệnh. Trong đó Bình Sơn 8 ha, Sơn Tịnh 28 ha, Tư Nghĩa 80 ha, Mộ Đức 87 ha, Đức Phổ 90 ha. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người nuôi tôm không tuân thủ lịch thời vụ; việc vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các hồ nuôi bị bệnh không tốt, nên mầm bệnh còn tồn đọng trong ao nuôi, làm cho bệnh của tôm tái đi tái lại nhiều lần. Mật độ nuôi tôm quá dày (có những hồ gấp 2 lần mức quy định), trong khi đó ao nuôi chưa đảm bảo yêu cầu cho việc nuôi với mật độ cao, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm còn nhiều hạn chế.
Một nguyên nhân quan trọng khác là ngành chức năng chưa kiểm soát được chất lượng và nguồn gốc con giống thả nuôi, nên dẫn đến dịch bệnh. Trong năm 2010, tổng số lượng tôm thả nuôi trong toàn tỉnh khoảng 1,5 tỷ con giống, nhưng các cơ sở trong tỉnh chỉ đáp ứng được 130 triệu con (còn lại phải nhập từ các nơi qua 11 trại giống ở các huyện ven biển). Tôm giống trôi nổi, kém chất lượng, không qua kiểm dịch nên sau thời gian thả nuôi là phát dịch, chết hàng loạt rồi lây lan ra những ao hồ nuôi tôm xung quanh.
Sự nỗ lực từ nhiều phía
Để khắc phục tình trạng nuôi tôm bị chết hàng loạt cần sự nỗ lực từ nhiều phía, bắt đầu từ người nuôi tôm. Sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản: Đối với nuôi tôm chân trắng, người nuôi phải tuân thủ nuôi 2 vụ/năm.
Thời gian nuôi tôm trên cát thả giống từ ngày 17/02/2010 đến 15/7/2011, mật độ thả giống từ 100 -120con/m2. Đối với nuôi vùng triều thả giống từ ngày 05/3/2011 đến 15/7/2011, mật độ thả giống từ 60 - 80 con/m2. Đối với nuôi tôm sú vùng triều chỉ nên nuôi 1 vụ chính (bắt đầu thả giống từ ngày 05/3/2011 đến ngày 16/6/2011, mật độ thả giống từ 10 - 15 con/m2).
Nếu nuôi tôm sú chính vụ kết thúc sớm có thể tận dụng ao nuôi một vụ phụ với các đối tượng có thời gian nuôi ngắn ngày và thả giống với kích cỡ lớn, mật độ thưa, để có thể thu hoạch trước mùa lũ như: Nuôi tôm chân trắng, cua,... Những hộ dân nào nuôi tôm hùm lồng nên nuôi 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 01 đến ngày 30/4/2011, mật độ thả giống: từ 10 - 12 con/m3, cỡ tôm lớn hơn 100g/con; các tháng về sau nên chọn tôm có kích cỡ lớn hơn để thả nuôi.
Người nuôi phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh môi trường ao nuôi sao cho ít bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết; phải tính toán chọn đối tượng nuôi, thời điểm, kích cỡ giống thả nuôi sao cho đạt kích cỡ thương phẩm, tiến hành thu hoạch toàn bộ thủy sản nuôi trước mùa lũ bão.
Trước khi tiến hành thả nuôi, ngành nông nghiệp khuyến cáo các hộ nuôi cải tạo ao hồ đúng theo kỹ thuật, cách nuôi và chăm sóc... Chi cục Thú y kiểm tra các trại sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản để con giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho người nuôi theo đúng qui định của lịch thời vụ 2011; đồng thời tăng cường công tác quản lý thuốc thú y thủy sản; kiểm dịch giống thuỷ sản và phòng chống dịch bệnh đối với các vùng nuôi thuỷ sản trên toàn tỉnh. Quản lý chất lượng con giống; quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tuyên truyền rộng rãi, khuyến cáo bằng nhiều hình thức đến hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh ngay từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011; tập huấn kỹ thuật nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật chăm sóc, đánh bắt cá trong hồ chứa.
Người nuôi phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh môi trường ao nuôi sao cho ít bị tác động bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết; phải tính toán chọn đối tượng nuôi, thời điểm, kích cỡ giống thả nuôi sao cho đạt kích cỡ thương phẩm, tiến hành thu hoạch toàn bộ thủy sản nuôi trước mùa lũ bão.
Trước khi tiến hành thả nuôi, ngành nông nghiệp khuyến cáo các hộ nuôi cải tạo ao hồ đúng theo kỹ thuật, cách nuôi và chăm sóc... Chi cục Thú y kiểm tra các trại sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản để con giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho người nuôi theo đúng qui định của lịch thời vụ 2011; đồng thời tăng cường công tác quản lý thuốc thú y thủy sản; kiểm dịch giống thuỷ sản và phòng chống dịch bệnh đối với các vùng nuôi thuỷ sản trên toàn tỉnh. Quản lý chất lượng con giống; quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tuyên truyền rộng rãi, khuyến cáo bằng nhiều hình thức đến hộ nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh ngay từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011; tập huấn kỹ thuật nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế, kỹ thuật chăm sóc, đánh bắt cá trong hồ chứa.
Trung tâm Giống thuỷ sản có kế hoạch sản xuất cung ứng giống thuỷ sản cho người nuôi đảm bảo chất lượng và đặc biệt chú ý chỉ cung cấp giống tôm, cá thả nuôi trong tỉnh theo đúng thời gian quy định của lịch thời vụ 2011... Điều quan trọng là người nuôi tôm phải chấp hành đúng lịch thời vụ và quy trình kỹ thuật xử lý môi trường, cách chọn con giống nhằm bảo đảm thực hiện vụ nuôi tôm có kết quả.
Bài, ảnh: MAI HẠ