(QNg) - Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực của Chương trình 135 giai đoạn 2 (CT ISP) chỉ mới hoạt động hơn một năm qua, nhưng từng bước đã phát huy hiệu quả đối với các huyện miền núi trong tỉnh.
Trong 4 hoạt động của CT ISP (hỗ trợ phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao đời sống, chính sách xã hội; hỗ trợ công tác lập kế hoạch và quản lý, theo dõi, đánh giá) thì ấn tượng nhất là hoạt động hỗ trợ phát triển chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Lâu nay đồng bào các dân tộc vùng cao trong tỉnh nếu không trồng, chăn nuôi các loại giống truyền thống, thì cũng làm theo những gì được Nhà nước hỗ trợ cây, con giống. Họ hầu như ít xem xét thử các loại giống ấy đã thoái hoá hay chưa, thị trường có cần không?.
CT ISP có mặt với mong muốn thay đổi cách sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của đồng bào miền núi. Vì thế từ năm 2008 đến nay, CT ISP đã thực hiện nhiều hoạt động nghiên cứu phát triển các hệ thống sản xuất thông qua các mô hình sản xuất ở các huyện miền núi như: Mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp (thực hiện ở 6 xã/3 huyện); mô hình vườn rau hộ gia đình (thực hiện ở 4 xã/4 huyện); mô hình chăn nuôi gà kết hợp nuôi trùn quế (thực hiện tại 4 xã/3 huyện). Tất cả các mô hình trên đều là mô hình mới đối với đồng bào miền núi.
Theo kiểm tra ban đầu, có mô hình phát triển tốt, thu hút được sự tham gia của đồng bào (như mô hình vườn ươm cây công nghiệp xà cừ, sao đen, lim xanh, keo lai). Có mô hình rất phù hợp với điều kiện canh tác của miền núi, vì có đất rộng, thức ăn dễ tìm và khả năng mở rộng được mô hình, phát triển theo hướng trang trại, bền vững (mô hình nuôi gà kết hợp trùn quế). Tuy nhiên cũng có mô hình do triển khai muộn không phù hợp với thời tiết, nên phát triển bình thường (mô hình vườn rau hộ gia đình) nhưng qua thực tế cho thấy đây là mô hình tốt, giúp bà con học tập làm theo để sản xuất tại gia đình, góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Đáng chú ý trong hoạt động CT ISP là sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Do vậy công tác tập huấn được triển khai từ ban đầu, với sự tham gia của đồng bào miền núi, có sự đánh giá đối với các sản phẩm nông nghiệp làm ra. Đồng thời CT ISP cũng nghiên cứu các giải pháp đổi mới cây, con giống phù hợp với việc canh tác ở miền núi. Chẳng hạn như ở huyện Sơn Hà, CT ISP đưa về nuôi heo ky; nuôi nhím; giống mía mới; sản xuất giống lúa mới; sản xuất cây lâm nghiệp tại hộ gia đình. Hầu hết đều phát triển tốt, chỉ có mô hình nuôi nhím ở xã Sơn Trung (2 con) do là lần đầu, bà con chậm tiếp thu kỹ thuật và do triển khai nuôi gặp thời tiết bất lợi, nên mô hình phát triển không như mong đợi.
Còn mô hình đưa giống lúa Q5; TH6; DDH815-6 và Xi 23 vào sản xuất ở xã Sơn Thượng có kết quả phát triển tốt trong vụ hè thu, kháng bệnh tốt, cho năng suất bình quân 62 tạ/ha; giống Xi 23 có triển vọng mạnh hơn (năng suất bình quân 52-57 tạ/ha), cây cứng, ít ngã đổ, bông to, hạt dài, dễ để giống. Hai giống lúa này đạt kết quả tốt vụ hè thu 2008, nên vụ hè thu 2009, huyện Sơn Hà đã đưa vào sản xuất đại trà.
Cách làm thí điểm mô hình kỹ thuật có sự tham gia tập huấn, trực tiếp nuôi trồng của đồng bào miền núi của CT ISP không chỉ thực hiện ở huyện Sơn Hà, mà còn được triển khai ở nhiều huyện khác. Huyện Sơn Tây có 10 lớp tập huấn nuôi heo ky sinh sản; 10 lớp cải tạo đàn dê; 8 lớp mô hình nuôi cá nước ngọt. Các mô hình này được đưa về các xã Sơn Bua, Sơn Mùa, Sơn Tân và Sơn Dung và đến nay đã có lãi, sinh sản được vài lứa đầu, tăng thu nhập cho hộ nuôi... Các huyện Minh Long, Ba Tơ cũng được triển khai tập huấn nuôi trồng các mô hình nuôi, trồng các loại cây, con giống như: Nuôi lợn thịt; nuôi cá nước ngọt; chế biến thức ăn gia súc; trồng mỳ bền vững trên đất dốc; bảo quản nông sản sau thu hoạch; nuôi gà ta; trồng cỏ chăn nuôi gia súc...
Cùng với những hoạt động trên, CT ISP còn hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, đào tạo thú y viên tại cơ sở; công tác bảo vệ thực vật; hoạt động sử dụng quỹ phát triển xã; thực hiện quy trình giao đất lâm nghiệp... Tất cả các hoạt động này đều cấp thiết đối với miền núi hiện nay. Vì vậy CT ISP sẽ ngày càng phát huy tác dụng, giúp miền núi phát triển kinh tế nông nghiệp tốt hơn, góp phần ổn định tình hình an ninh lương thực miền núi.
Trong 4 hoạt động của CT ISP (hỗ trợ phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng; hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao đời sống, chính sách xã hội; hỗ trợ công tác lập kế hoạch và quản lý, theo dõi, đánh giá) thì ấn tượng nhất là hoạt động hỗ trợ phát triển chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Lâu nay đồng bào các dân tộc vùng cao trong tỉnh nếu không trồng, chăn nuôi các loại giống truyền thống, thì cũng làm theo những gì được Nhà nước hỗ trợ cây, con giống. Họ hầu như ít xem xét thử các loại giống ấy đã thoái hoá hay chưa, thị trường có cần không?.
Cấp giống cây trồng cho đồng bào H’re huyện Ba Tơ. |
Theo kiểm tra ban đầu, có mô hình phát triển tốt, thu hút được sự tham gia của đồng bào (như mô hình vườn ươm cây công nghiệp xà cừ, sao đen, lim xanh, keo lai). Có mô hình rất phù hợp với điều kiện canh tác của miền núi, vì có đất rộng, thức ăn dễ tìm và khả năng mở rộng được mô hình, phát triển theo hướng trang trại, bền vững (mô hình nuôi gà kết hợp trùn quế). Tuy nhiên cũng có mô hình do triển khai muộn không phù hợp với thời tiết, nên phát triển bình thường (mô hình vườn rau hộ gia đình) nhưng qua thực tế cho thấy đây là mô hình tốt, giúp bà con học tập làm theo để sản xuất tại gia đình, góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày.
Đáng chú ý trong hoạt động CT ISP là sản xuất phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Do vậy công tác tập huấn được triển khai từ ban đầu, với sự tham gia của đồng bào miền núi, có sự đánh giá đối với các sản phẩm nông nghiệp làm ra. Đồng thời CT ISP cũng nghiên cứu các giải pháp đổi mới cây, con giống phù hợp với việc canh tác ở miền núi. Chẳng hạn như ở huyện Sơn Hà, CT ISP đưa về nuôi heo ky; nuôi nhím; giống mía mới; sản xuất giống lúa mới; sản xuất cây lâm nghiệp tại hộ gia đình. Hầu hết đều phát triển tốt, chỉ có mô hình nuôi nhím ở xã Sơn Trung (2 con) do là lần đầu, bà con chậm tiếp thu kỹ thuật và do triển khai nuôi gặp thời tiết bất lợi, nên mô hình phát triển không như mong đợi.
Còn mô hình đưa giống lúa Q5; TH6; DDH815-6 và Xi 23 vào sản xuất ở xã Sơn Thượng có kết quả phát triển tốt trong vụ hè thu, kháng bệnh tốt, cho năng suất bình quân 62 tạ/ha; giống Xi 23 có triển vọng mạnh hơn (năng suất bình quân 52-57 tạ/ha), cây cứng, ít ngã đổ, bông to, hạt dài, dễ để giống. Hai giống lúa này đạt kết quả tốt vụ hè thu 2008, nên vụ hè thu 2009, huyện Sơn Hà đã đưa vào sản xuất đại trà.
Chương trình ISP sẽ thay đổi tập quán chăn nuôi cho đồng bào miền núi Quảng Ngãi. |
Cùng với những hoạt động trên, CT ISP còn hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ vật nuôi, đào tạo thú y viên tại cơ sở; công tác bảo vệ thực vật; hoạt động sử dụng quỹ phát triển xã; thực hiện quy trình giao đất lâm nghiệp... Tất cả các hoạt động này đều cấp thiết đối với miền núi hiện nay. Vì vậy CT ISP sẽ ngày càng phát huy tác dụng, giúp miền núi phát triển kinh tế nông nghiệp tốt hơn, góp phần ổn định tình hình an ninh lương thực miền núi.
Bài, ảnh: PHẠM ANH