(QNg) - Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông huyện Mộ Đức phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thành công nhiều mô hình khuyến nông tại các xã - thị trấn trong huyện, như: Sản xuất rau an toàn, luân canh cây trồng trên đất màu, luân canh cây trồng trên đất lúa để xây dựng cánh đồng đạt doanh thu cao.
Vào những ngày này, bà con nông dân canh tác ở cánh đồng Soi Huyện, tại thôn 6, xã Đức Nhuận đang vào mùa thu hoạch ớt. Năm nay, giá ớt trên thị trường tăng hơn năm ngoái nên đa số bà con trồng ớt đều có lãi. Sau đợt mưa lũ hồi đầu tháng 5 vừa qua, một số bà con nông dân bị thiệt hại đã nhanh chóng cải tạo đất và xuống giống ngô trở lại. Ô
Thu hoạch ớt ở cánh đồng Soi Huyện, xã Đức Nhuận. |
ng Trần Tân đang bón phân hữu cơ vào gốc ớt cho biết: Mặc dù ruộng ớt của gia đình đang bắt đầu cho thu hoạch, nhưng ông đã phải chuẩn bị đất cho cây khổ qua. Có nghĩa là, ngay sau khi thu hoạch xong ớt vào tháng 7 thì trên đám ruộng này, khổ qua đã bò dây. Như vậy thì chỉ 1 tháng sau đó lại bắt đầu thu hoạch khổ qua. Nhờ đầu tư thâm canh, nên dù chỉ có hai sào rưỡi đất ở cánh đồng này, nhưng năm nào ông Tân cũng làm được 3 vụ màu cho doanh thu trên 20 triệu đồng/sào.
Ông Phạm Văn Yến - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Nhuận cho biết: Nhờ sản xuất đồng bộ, đúng quy trình kỹ thuật và thời điểm xuống giống nên các hộ dân canh tác ở cánh đồng Soi Huyện, xã Đức Nhuận đều sản xuất được 3 vụ/năm. Năm 2007, trên cơ sở mô hình do Trung tâm khuyến nông đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật, toàn xã có 4 ha đất thực hiện theo quy trình luân canh cây trồng này. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, xã Đức Nhuận đã mở rộng diện tích này lên 8,1 ha.
Thực tế cho thấy, không chỉ các cánh đồng ven sông Vệ mới tươi tốt (nhờ đất nơi đây được thừa hưởng một lượng lớn phù sa sau các mùa lũ lụt), mà một số cánh đồng khác trong huyện Mộ Đức thường xuyên thiếu nước tưới vẫn sản xuất tốt. Như tại cánh đồng Đỗ, xã Đức Phú rộng hơn 5,5 ha, trước năm 2005, nông dân ở đây thường rơi vào cảnh thiếu nước tưới. Mỗi năm bà con chỉ trồng 1 vụ lúa đông xuân sau đó bỏ hoang vụ hè thu. Người nào tiếc đất thì trồng các loại cây trồng cạn như mè, lang… nhưng hiệu quả thấp. Sau khi được TTKN huyện hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây trồng, bà con nông dân ở đồng Đỗ đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng 1 vụ lúa, 2 vụ màu trong năm.
Thành công nhất từ mô hình 1 vụ lúa, 2 vụ màu ở cánh đồng Đỗ xã Đức Phú là vợ chồng chị Nguyễn Thị Lắm. Nhà có 9 sào đất, 5 năm trở lại đây chưa bao giờ gia đình cho đất nghỉ. Sau khi thu hoạch xong lúa đông xuân, chị Lắm cải tạo đất trồng dưa hấu. Theo kinh nghiệm của gia đình, khi xuống giống dưa hấu cần phải làm đất thật kỹ và bón nhiều phân chuồng để khoảng 1 tháng rưỡi, sau khi dưa đã có trái thì tiếp tục xuống giống bí đao chanh. Thời điểm thu hoạch dưa hấu cũng là lúc bí đao chanh sắp ra hoa… Nhờ vậy, mỗi sào đất gia đình chị thu 9 triệu đồng/vụ.
Thực hiện chủ trương mỗi xã xây dựng một cánh đồng có doanh thu trên 70 triệu đồng/ha, đến nay huyện Mộ Đức đã có 6 cánh đồng đạt chỉ tiêu này với diện tích trên 36 ha. Đó là, cánh đồng 6 ha ở Đức Thắng cho thu nhập 75 triệu đồng/ha; cánh đồng Phủ rộng 5,5 ha ở Đức Vĩnh, xã Đức Phú thu nhập 75 triệu đồng/ha; cánh đồng 6 ha ở xã Đức Thạnh sản xuất 1 vụ lúa, 2 vụ dưa cho thu nhập 160 triệu đồng/ha; cánh đồng chuyên canh rau màu ở xã Đức Lợi rộng 5ha cho thu nhập 102 triệu đồng/ha; cánh đồng Soi Huyện ở Đức Nhuận rộng 8,1 ha cho thu nhập 100 triệu đồng/ha và cánh đồng trồng rau an toàn ở xã Đức Hiệp trồng 6 ha cho thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Đa số các cánh đồng cho doanh thu cao này đều đầu tư theo quy trình luân canh, xen canh cây trồng. Tuy nhiên, diện tích này vẫn còn hẹp, chưa mở rộng tương xứng với tiềm năng đất đai sẵn có tại địa phương. Diện tích sản xuất ít nhưng nông sản làm ra thường vướng ở khâu tiêu thụ làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất và mở rộng diện tích của nông dân. Nếu ngành chuyên môn ở huyện sớm tháo gỡ được vướng mắc này thì những "cánh đồng không cho đất nghỉ" ở Mộ Đức mới có cơ hội mở rộng diện tích và phát triển thêm nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Ông Phạm Văn Yến - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Nhuận cho biết: Nhờ sản xuất đồng bộ, đúng quy trình kỹ thuật và thời điểm xuống giống nên các hộ dân canh tác ở cánh đồng Soi Huyện, xã Đức Nhuận đều sản xuất được 3 vụ/năm. Năm 2007, trên cơ sở mô hình do Trung tâm khuyến nông đầu tư và hướng dẫn kỹ thuật, toàn xã có 4 ha đất thực hiện theo quy trình luân canh cây trồng này. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, xã Đức Nhuận đã mở rộng diện tích này lên 8,1 ha.
Chăm sóc dưa hấu ở Đồng Đỗ, xã Đức Phú (Mộ Đức) |
Thành công nhất từ mô hình 1 vụ lúa, 2 vụ màu ở cánh đồng Đỗ xã Đức Phú là vợ chồng chị Nguyễn Thị Lắm. Nhà có 9 sào đất, 5 năm trở lại đây chưa bao giờ gia đình cho đất nghỉ. Sau khi thu hoạch xong lúa đông xuân, chị Lắm cải tạo đất trồng dưa hấu. Theo kinh nghiệm của gia đình, khi xuống giống dưa hấu cần phải làm đất thật kỹ và bón nhiều phân chuồng để khoảng 1 tháng rưỡi, sau khi dưa đã có trái thì tiếp tục xuống giống bí đao chanh. Thời điểm thu hoạch dưa hấu cũng là lúc bí đao chanh sắp ra hoa… Nhờ vậy, mỗi sào đất gia đình chị thu 9 triệu đồng/vụ.
Thực hiện chủ trương mỗi xã xây dựng một cánh đồng có doanh thu trên 70 triệu đồng/ha, đến nay huyện Mộ Đức đã có 6 cánh đồng đạt chỉ tiêu này với diện tích trên 36 ha. Đó là, cánh đồng 6 ha ở Đức Thắng cho thu nhập 75 triệu đồng/ha; cánh đồng Phủ rộng 5,5 ha ở Đức Vĩnh, xã Đức Phú thu nhập 75 triệu đồng/ha; cánh đồng 6 ha ở xã Đức Thạnh sản xuất 1 vụ lúa, 2 vụ dưa cho thu nhập 160 triệu đồng/ha; cánh đồng chuyên canh rau màu ở xã Đức Lợi rộng 5ha cho thu nhập 102 triệu đồng/ha; cánh đồng Soi Huyện ở Đức Nhuận rộng 8,1 ha cho thu nhập 100 triệu đồng/ha và cánh đồng trồng rau an toàn ở xã Đức Hiệp trồng 6 ha cho thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Đa số các cánh đồng cho doanh thu cao này đều đầu tư theo quy trình luân canh, xen canh cây trồng. Tuy nhiên, diện tích này vẫn còn hẹp, chưa mở rộng tương xứng với tiềm năng đất đai sẵn có tại địa phương. Diện tích sản xuất ít nhưng nông sản làm ra thường vướng ở khâu tiêu thụ làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất và mở rộng diện tích của nông dân. Nếu ngành chuyên môn ở huyện sớm tháo gỡ được vướng mắc này thì những "cánh đồng không cho đất nghỉ" ở Mộ Đức mới có cơ hội mở rộng diện tích và phát triển thêm nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Bài, ảnh: Diễm Trang