(Báo Quảng Ngãi)- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động (LĐ) đang làm việc trong doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu góp phần giúp các DN đẩy mạnh, mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; nâng cao chất lượng hàng hóa, ổn định và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Đối tượng được hỗ trợ học nghề là LĐ không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, đã làm việc trong DN nhỏ và vừa tối thiểu 6 tháng liên tục. LĐ cử đào tạo trình độ sơ cấp, hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo. Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với LĐ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp...
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng, việc triển khai thực hiện chính sách trên sẽ góp phần hình thành ý thức, kỹ năng và tác phong làm việc của LĐ theo hướng công nghiệp, chuyên sâu, nâng cao năng suất, ổn định vị trí việc làm và tăng thu nhập sau đào tạo của LĐ.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Đối tượng được hỗ trợ học nghề là LĐ không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, đã làm việc trong DN nhỏ và vừa tối thiểu 6 tháng liên tục. LĐ cử đào tạo trình độ sơ cấp, hoặc chương trình đào tạo dưới 3 tháng được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo. Ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề đối với LĐ thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp...
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Dũng, việc triển khai thực hiện chính sách trên sẽ góp phần hình thành ý thức, kỹ năng và tác phong làm việc của LĐ theo hướng công nghiệp, chuyên sâu, nâng cao năng suất, ổn định vị trí việc làm và tăng thu nhập sau đào tạo của LĐ.
Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn các DN, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, điều kiện hỗ trợ đối với LĐ đang làm việc trong các DN nhỏ và vừa. Đối với LĐ thuộc diện được hỗ trợ đào tạo, thực hiện quyền lựa chọn, đề xuất với DN về ngành nghề đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, địa điểm, hình thức đào tạo...
Có một thực tế chung trong cả nước hiện nay là, mỗi năm Nhà nước đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp; giáo trình dạy nghề cũng khá nghèo nàn, do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và tâm huyết biên soạn. Sự hợp tác giữa trường đào tạo nghề và DN chưa được đẩy mạnh. Công tác đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm cho người LĐ.
Do đó, để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với LĐ đang làm việc trong DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi cần tăng cường gắn kết hợp tác giữa DN với các trường nghề. Rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng LĐ của DN. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề.
Có một thực tế chung trong cả nước hiện nay là, mỗi năm Nhà nước đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu đội ngũ giáo viên có năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp; giáo trình dạy nghề cũng khá nghèo nàn, do thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm và tâm huyết biên soạn. Sự hợp tác giữa trường đào tạo nghề và DN chưa được đẩy mạnh. Công tác đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm cho người LĐ.
Do đó, để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với LĐ đang làm việc trong DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, đòi hỏi cần tăng cường gắn kết hợp tác giữa DN với các trường nghề. Rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng LĐ của DN. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội cho công tác đào tạo nghề.
Có cơ chế, chính sách khuyến khích DN trực tiếp tham gia đào tạo nghề cho LĐ, nhất là “đào tạo kép”(đào tạo 30% lý thuyết ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 70% thực hành ở DN). Đồng thời, loại bỏ tư duy bao cấp, DN đứng ngoài cuộc trong công tác đào tạo nghề cho LĐ... Có như vậy mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh theo hướng ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà đầu tư/DN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
PHẠM DANH