(Báo Quảng Ngãi)- Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoàn đã chia sẻ câu chuyện về việc giúp nông dân "con cá hay cần câu" theo một cách rất thực tế. Theo đó, việc hỗ trợ "con cá" cho nông dân là hoàn toàn không nên, nhưng việc cho họ cái "cần câu" cũng chưa đủ. Vì nếu cho "cần câu" mà không dạy “cách câu cá”, thì người nông dân không thể chuyển đổi bền vững.
Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), phía Việt Nam thường nhắc đến lợi thế của ngành nông sản thực phẩm nước mình. Nhưng đó chưa hoàn toàn như vậy. Lợi thế ấy phải thuộc về nông dân của phía nào có trình độ canh tác nông nghiệp cao hơn, có ý thức cao hơn về quy trình sản xuất sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tốt hơn, trước khi nói đến sản phẩm của mình có tính cạnh tranh cao hơn về giá cả.
Đừng bao giờ chỉ nghĩ về giá rẻ, mà hãy nghĩ về chất lượng sản phẩm, trong đó yếu tố “sạch” phải được đặt lên hàng đầu. Không chỉ với sản phẩm xuất khẩu, mà với sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa, tiêu chuẩn “sạch” vẫn phải là tiêu chuẩn đầu tiên.
“Người tiêu dùng thông minh” đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Họ rất nhạy cảm với sản phẩm nông hải sản thực phẩm và họ luôn yêu cầu minh bạch quy trình sản xuất, chuẩn hóa các quy định về chất lượng sản phẩm, thậm chí đặt yêu cầu rất cao về sản phẩm không chỉ sạch mà còn tốt cho sức khỏe và kiên quyết nói “không” với những sản phẩm không đạt những chuẩn ấy.
Khi Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhấn mạnh phải giúp nông dân, cụ thể hơn, phải dạy nông dân “cách câu cá”, là để làm sao, ý thức về chất lượng sản phẩm, về yêu cầu sạch của sản phẩm phải trở thành ý thức thường trực trong mỗi người nông dân khi họ sản xuất bất cứ sản phẩm nào bán ra thị trường hay phục vụ xuất khẩu.
Những hàng rào kỹ thuật của các nước trong khối EU hết sức chính xác. Mỗi lần hàng nông hải sản thực phẩm Việt Nam bị chặn lại, bị trả về sẽ là một lần hàng Việt bị mất điểm và những điểm ấy sẽ được cộng dồn để đi tới những đánh giá sau cùng.
Với thị trường trong nước, rồi cũng sẽ tới những “hàng rào kỹ thuật nội địa” như vậy, nếu một khi áp lực từ phía người tiêu dùng là đủ mạnh để bắt buộc phải thiết lập những hàng rào ấy. Bấy giờ, sẽ gần như không có “cửa” cho sản phẩm nông nghiệp và hải sản Việt không đạt chất lượng an toàn.
Phải xây dựng cho nông dân ý thức tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về chất lượng sạch của sản phẩm ngay từ bây giờ, phải tập huấn cho nông dân cách sản xuất những sản phẩm sạch không dùng thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật, nhưng phải tạo ra được những chế phẩm hữu cơ thay thế.
Với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), phía Việt Nam thường nhắc đến lợi thế của ngành nông sản thực phẩm nước mình. Nhưng đó chưa hoàn toàn như vậy. Lợi thế ấy phải thuộc về nông dân của phía nào có trình độ canh tác nông nghiệp cao hơn, có ý thức cao hơn về quy trình sản xuất sạch, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tốt hơn, trước khi nói đến sản phẩm của mình có tính cạnh tranh cao hơn về giá cả.
Đừng bao giờ chỉ nghĩ về giá rẻ, mà hãy nghĩ về chất lượng sản phẩm, trong đó yếu tố “sạch” phải được đặt lên hàng đầu. Không chỉ với sản phẩm xuất khẩu, mà với sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nội địa, tiêu chuẩn “sạch” vẫn phải là tiêu chuẩn đầu tiên.
“Người tiêu dùng thông minh” đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Họ rất nhạy cảm với sản phẩm nông hải sản thực phẩm và họ luôn yêu cầu minh bạch quy trình sản xuất, chuẩn hóa các quy định về chất lượng sản phẩm, thậm chí đặt yêu cầu rất cao về sản phẩm không chỉ sạch mà còn tốt cho sức khỏe và kiên quyết nói “không” với những sản phẩm không đạt những chuẩn ấy.
Khi Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhấn mạnh phải giúp nông dân, cụ thể hơn, phải dạy nông dân “cách câu cá”, là để làm sao, ý thức về chất lượng sản phẩm, về yêu cầu sạch của sản phẩm phải trở thành ý thức thường trực trong mỗi người nông dân khi họ sản xuất bất cứ sản phẩm nào bán ra thị trường hay phục vụ xuất khẩu.
Những hàng rào kỹ thuật của các nước trong khối EU hết sức chính xác. Mỗi lần hàng nông hải sản thực phẩm Việt Nam bị chặn lại, bị trả về sẽ là một lần hàng Việt bị mất điểm và những điểm ấy sẽ được cộng dồn để đi tới những đánh giá sau cùng.
Với thị trường trong nước, rồi cũng sẽ tới những “hàng rào kỹ thuật nội địa” như vậy, nếu một khi áp lực từ phía người tiêu dùng là đủ mạnh để bắt buộc phải thiết lập những hàng rào ấy. Bấy giờ, sẽ gần như không có “cửa” cho sản phẩm nông nghiệp và hải sản Việt không đạt chất lượng an toàn.
Phải xây dựng cho nông dân ý thức tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về chất lượng sạch của sản phẩm ngay từ bây giờ, phải tập huấn cho nông dân cách sản xuất những sản phẩm sạch không dùng thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật, nhưng phải tạo ra được những chế phẩm hữu cơ thay thế.
Không thể chỉ hô hào chung chung về sản xuất organic, mà phải có được cách cụ thể đi tới kết quả sản xuất ra những sản phẩm organic được công nhận bởi bất cứ hàng rào kỹ thuật nào. Điều đó không thể có, nếu nông dân không chỉ có ý thức mà phải có kiến thức, có kỹ năng, có phương tiện sản xuất organic.
Người nông dân sẽ không thể quay lại phương thức sản xuất cũ, một khi sản phẩm thiếu an toàn, không sạch không được bất cứ thị trường nào chấp nhận. Điều đó yêu cầu một bước tiến không chỉ về nhận thức của người sản xuất, mà nhận thức của toàn xã hội.
Cho nông dân ‘con cá” hay sự “giải cứu” đã đành không nên. Cho “cần câu” cũng chưa đủ. Nhưng muốn sản xuất nông hải sản sạch mà không có những chế phẩm sinh học sạch thay thế, không có các loại phân bón hữu cơ sạch, thuốc bảo vệ thực vật sạch nhằm loại bỏ các loại phân bón hóa chất, các loại thuốc bảo vệ thực vật nguy hại cho sức khỏe, thì cái “cần câu” mà nông dân cầm vẫn chưa đủ độ tin cậy cho sản phẩm họ sản xuất ra.
Người nông dân sẽ không thể quay lại phương thức sản xuất cũ, một khi sản phẩm thiếu an toàn, không sạch không được bất cứ thị trường nào chấp nhận. Điều đó yêu cầu một bước tiến không chỉ về nhận thức của người sản xuất, mà nhận thức của toàn xã hội.
Cho nông dân ‘con cá” hay sự “giải cứu” đã đành không nên. Cho “cần câu” cũng chưa đủ. Nhưng muốn sản xuất nông hải sản sạch mà không có những chế phẩm sinh học sạch thay thế, không có các loại phân bón hữu cơ sạch, thuốc bảo vệ thực vật sạch nhằm loại bỏ các loại phân bón hóa chất, các loại thuốc bảo vệ thực vật nguy hại cho sức khỏe, thì cái “cần câu” mà nông dân cầm vẫn chưa đủ độ tin cậy cho sản phẩm họ sản xuất ra.
THANH THẢO