(Báo Quảng Ngãi)- Trong những năm qua, UBND tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm tình trạng phát sinh nợ đọng trong xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những quyết sách trong chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh vẫn chưa đủ mạnh để khắc phục tình trạng này. Từ thực tế đó, nếu tỉnh không kiên quyết xử lý, chấn chỉnh trong lĩnh vực này thì sẽ gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều hành ngân sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Được biết, những năm qua, UBND tỉnh liên tục yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Sự quyết liệt trong điều hành của UBND tỉnh là vậy, song trong thực tế ở một số địa phương, đơn vị vẫn để phát sinh khối lượng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Không những thế, dư luận còn cho rằng, đây đó vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thi công dự án khi chưa được bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, việc để phát sinh nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đều bị xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành.
Để chấn chỉnh tình trạng này trên địa bàn TP.Quảng Ngãi, Thành ủy Quảng Ngãi đã có những chỉ đạo quyết liệt trong lĩnh vực này. Trong năm 2018, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu UBND TP.Quảng Ngãi rà soát tất cả các dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư, trên cơ sở đó chỉ bố trí vốn cho những công trình cấp thiết, còn lại tạm dừng đầu tư để bố trí vốn trả nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm trước. Nhờ sự vào cuộc đó mà đến nay TP.Quảng Ngãi đã cơ bản xử lý xong một bước các khoản nợ đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2019, TP.Quảng Ngãi tiếp tục bố trí vốn đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vốn cho những công trình, dự án liên quan đến việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Được biết, những năm qua, UBND tỉnh liên tục yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công, Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30.4.2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn vốn đầu tư công. Sự quyết liệt trong điều hành của UBND tỉnh là vậy, song trong thực tế ở một số địa phương, đơn vị vẫn để phát sinh khối lượng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Không những thế, dư luận còn cho rằng, đây đó vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp tự bỏ vốn chuẩn bị đầu tư, thi công dự án khi chưa được bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, việc để phát sinh nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản đều bị xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành.
Để chấn chỉnh tình trạng này trên địa bàn TP.Quảng Ngãi, Thành ủy Quảng Ngãi đã có những chỉ đạo quyết liệt trong lĩnh vực này. Trong năm 2018, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu UBND TP.Quảng Ngãi rà soát tất cả các dự án đã và đang chuẩn bị đầu tư, trên cơ sở đó chỉ bố trí vốn cho những công trình cấp thiết, còn lại tạm dừng đầu tư để bố trí vốn trả nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm trước. Nhờ sự vào cuộc đó mà đến nay TP.Quảng Ngãi đã cơ bản xử lý xong một bước các khoản nợ đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 2019, TP.Quảng Ngãi tiếp tục bố trí vốn đầu tư xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vốn cho những công trình, dự án liên quan đến việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra.
Mới đây, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố có số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc cấp ngân sách mình quản lý (bao gồm ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn) cần quyết liệt chấn chỉnh trong công tác quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Trên cơ sở đó, có trách nhiệm cân đối kinh phí để giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc ngân sách của địa phương mình; xây dựng kế hoạch, lộ trình trả nợ hợp lý; phấn đấu trong 2 năm (2019 - 2020) xử lý dứt điểm khoản nợ này.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính theo dõi, tổng hợp tình hình xử lý nợ đọng của các đơn vị, tham mưu UBND tỉnh trả nợ đối với phần nợ của ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương.
ĐỨC NGUYỄN