Ngày 21/11, Quốc hội thảo luận dự án Luật Giám định tư pháp với phần lớn đại biểu tán thành việc cần thiết ban hành Luật này nhằm hoàn thiện khung pháp lý trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.
Về những nội dung cụ thể trong dự luật, như quyền yêu cầu giám định tư pháp của đương sự ở các vụ án dân sự, hành chính đã nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) cho rằng quy định như vậy “sẽ tăng cường dân chủ, mở rộng quyền của đương sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong các hoạt động tố tụng.”
Về vấn đề bộ phận giám định pháp y, đa số các ý kiến không đồng tình việc để ngành Y tế địa phương quản lý công tác pháp y ở địa phương (như dự Luật nêu) mà nên để bộ phận này ở Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh.
Các đại biểu cho rằng cơ quan Pháp y Công an (hoạt động độc lập với cơ quan điều tra) có bề dày kinh nghiệm, ý thức kỷ luật cao nên giải quyết hiệu quả nhiều vụ việc và chưa để xảy ra sai sót nào trong lĩnh vực này.
Đối với chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp (trong các lĩnh vực tài chính, văn hóa, xây dựng,…) như dự luật nêu, vẫn còn những ý kiến không đồng tình vì lĩnh vực này cần đầu tư lớn nhưng nhu cầu không nhiều. Bên cạnh đó việc quản lý giám định tư pháp đối với tư nhân khó chặt chẽ, dễ dẫn đến sửa đổi kết quả giám định, cản trở việc giải quyết các vụ án.
Về tổ chức giám định pháp y tâm thần, qua thảo luận vẫn còn 2 loại ý kiến: ý kiến đồng tình với dự thảo là tổ chức cơ quan giám định pháp y tâm thần khu vực và ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện nay, theo đó ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn có Trung tâm Giám định pháp y tâm thần để kịp thời xử lý được những vấn đề thực tế ngay tại địa phương.
Một số đại biểu đề nghị Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp để hoạt động này mang tính thống nhất trong cả nước (hiện nay do các ngành Y tế, Công an, Quân đội quản lý).
Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan tiếp thu, giải trình và báo cáo lại Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật này tại một kỳ họp khác.
*Cũng trong sáng 21/11 tại hội trường, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đọc Tờ trình về dự án Luật Biển Việt Nam và báo cáo thêm một số vấn đề về tình hình Biển Đông, nghe báo cáo thẩm tra dự án Luật này của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.
Chiều 21/11, Quốc hội họp riêng tại Tổ để thảo luận về dự án Luật Biển Việt Nam.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trước đó cho biết dự án Luật Biển Việt Nam chỉ đưa ra để xin ý kiến Quốc hội, chưa thông qua tại kỳ họp này.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Hội (Nghệ An) cho rằng quy định như vậy “sẽ tăng cường dân chủ, mở rộng quyền của đương sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong các hoạt động tố tụng.”
Về vấn đề bộ phận giám định pháp y, đa số các ý kiến không đồng tình việc để ngành Y tế địa phương quản lý công tác pháp y ở địa phương (như dự Luật nêu) mà nên để bộ phận này ở Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh.
Các đại biểu cho rằng cơ quan Pháp y Công an (hoạt động độc lập với cơ quan điều tra) có bề dày kinh nghiệm, ý thức kỷ luật cao nên giải quyết hiệu quả nhiều vụ việc và chưa để xảy ra sai sót nào trong lĩnh vực này.
Đối với chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp (trong các lĩnh vực tài chính, văn hóa, xây dựng,…) như dự luật nêu, vẫn còn những ý kiến không đồng tình vì lĩnh vực này cần đầu tư lớn nhưng nhu cầu không nhiều. Bên cạnh đó việc quản lý giám định tư pháp đối với tư nhân khó chặt chẽ, dễ dẫn đến sửa đổi kết quả giám định, cản trở việc giải quyết các vụ án.
Về tổ chức giám định pháp y tâm thần, qua thảo luận vẫn còn 2 loại ý kiến: ý kiến đồng tình với dự thảo là tổ chức cơ quan giám định pháp y tâm thần khu vực và ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện nay, theo đó ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn có Trung tâm Giám định pháp y tâm thần để kịp thời xử lý được những vấn đề thực tế ngay tại địa phương.
Một số đại biểu đề nghị Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước về giám định tư pháp để hoạt động này mang tính thống nhất trong cả nước (hiện nay do các ngành Y tế, Công an, Quân đội quản lý).
Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan tiếp thu, giải trình và báo cáo lại Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật này tại một kỳ họp khác.
*Cũng trong sáng 21/11 tại hội trường, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đọc Tờ trình về dự án Luật Biển Việt Nam và báo cáo thêm một số vấn đề về tình hình Biển Đông, nghe báo cáo thẩm tra dự án Luật này của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý.
Chiều 21/11, Quốc hội họp riêng tại Tổ để thảo luận về dự án Luật Biển Việt Nam.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trước đó cho biết dự án Luật Biển Việt Nam chỉ đưa ra để xin ý kiến Quốc hội, chưa thông qua tại kỳ họp này.
Theo VGP