Để đáp ứng nhu cầu phát triển, giải quyết tình trạng quá tải trên tuyến giao thông huyết mạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cần nỗ lực phấn đấu đưa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vận hành trong năm 2013.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chiều 21/3 tại Hà Nội.
Dự án gặp một số khó khăn về cân đối nguồn vốn
Theo chủ trương của Chính phủ, dự án được thực hiện theo hình thức BOT, là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h với 6 làn xe chính, 2 làn dừng khẩn cấp, 10 nút giao liên thông và thực hiện thu phí theo hình thức khép kín kết hợp với hệ thống đường gom hai bên. Tổng nguồn vốn dự án khoảng 24.000 tỷ đồng do chủ đầu tư thu xếp từ nhiều nguồn khác nhau.
Do tuyến đường trải dài trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố, dự án có khối lượng GPMB tới hơn 1.108 ha, trong đó có 57 ha đất thổ cư và 1.800 hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Dự án được chia thành 10 gói thầu xây lắp chính và 7 gói thầu phụ trợ. Hiện tại trên toàn tuyến có 5 gói thầu xây lắp chính đang được triển khai thi công, các gói còn lại đang trong quá trình xét thầu. Theo dự kiến ban đầu tiến độ thực hiện các gói thầu này khoảng từ 32-36 tháng.
Sau 3 năm thực hiện, đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (GPMB) với 1.083 ha (98%); triển khai xây dựng 37 khu tái định cư . Theo đánh giá đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm có tiến độ GPMB khá nhanh so với các dự án khác. Đã triển khai thi công 5 gói thầu, bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ được triển khai thí điểm để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư như dự án khu đô thị (KĐT) Gia Lâm, 5 khu công nghiệp (KCN) thuộc tỉnh Hưng Yên, 3 KCN tại Hải Dương, 1 số KĐT và cụm công nghiệp tại Hải Phòng,… đang được chủ đầu tư khẩn trương triển khai các bước đầu tư.
Tổng hợp báo cáo từ Hội nghị cho thấy, dự án đang đứng trước một số khó khăn, vướng mắc khi khối lượng công việc và yêu cầu về cân đối tài chính là rất lớn. Bên cạnh đó, do những biến động của thị trường nên tổng mức đầu tư có thể tăng nhiều.
Chủ đầu tư lo ngại do vướng mắc trong GPMB và việc điều chỉnh thiết kế kỹ thuật nên tiến độ thi công một số gói thầu bị kéo dài…
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chiều 21/3 tại Hà Nội.
Dự án gặp một số khó khăn về cân đối nguồn vốn
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn |
Do tuyến đường trải dài trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố, dự án có khối lượng GPMB tới hơn 1.108 ha, trong đó có 57 ha đất thổ cư và 1.800 hộ gia đình bị ảnh hưởng.
Dự án được chia thành 10 gói thầu xây lắp chính và 7 gói thầu phụ trợ. Hiện tại trên toàn tuyến có 5 gói thầu xây lắp chính đang được triển khai thi công, các gói còn lại đang trong quá trình xét thầu. Theo dự kiến ban đầu tiến độ thực hiện các gói thầu này khoảng từ 32-36 tháng.
Sau 3 năm thực hiện, đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (GPMB) với 1.083 ha (98%); triển khai xây dựng 37 khu tái định cư . Theo đánh giá đây là một trong những dự án giao thông trọng điểm có tiến độ GPMB khá nhanh so với các dự án khác. Đã triển khai thi công 5 gói thầu, bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ được triển khai thí điểm để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư như dự án khu đô thị (KĐT) Gia Lâm, 5 khu công nghiệp (KCN) thuộc tỉnh Hưng Yên, 3 KCN tại Hải Dương, 1 số KĐT và cụm công nghiệp tại Hải Phòng,… đang được chủ đầu tư khẩn trương triển khai các bước đầu tư.
Tổng hợp báo cáo từ Hội nghị cho thấy, dự án đang đứng trước một số khó khăn, vướng mắc khi khối lượng công việc và yêu cầu về cân đối tài chính là rất lớn. Bên cạnh đó, do những biến động của thị trường nên tổng mức đầu tư có thể tăng nhiều.
Chủ đầu tư lo ngại do vướng mắc trong GPMB và việc điều chỉnh thiết kế kỹ thuật nên tiến độ thi công một số gói thầu bị kéo dài…
Không lùi thời hạn hoàn thành tuyến đường
Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ nhu cầu bức thiết trong việc xây dựng tuyến đường cao tốc huyết mạch này góp phần giải tỏa ách tắc cho quốc lộ 5, gắn kết các cụm công nghiệp đã có, tạo điều kiện phát triển các KCN mới trong vùng Đông Bắc, đồng thời tạo điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế phục vụ phát triển dân sinh.
Chính phủ đã tạo nhiều cơ chế đặc biệt giúp dự án được thuận lợi, thậm chí có thể nói đây là dự án BOT/PPP (hợp tác công – tư), vì vậy, cần đưa dự án vào khai thác sớm trong năm 2013 để phục vụ nhu cầu phát triển mà không lùi tiến độ thêm nữa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành hữu quan cùng chủ đầu tư cần sớm tổng rà soát kế hoạch thi công để có giải pháp cho từng hạng mục, hoàn thành các điểm vướng về GPMB và kiên quyết không để tình trạng nhiều gói thầu còn chưa khởi động như hiện nay.
Phó Thủ tướng lưu ý, các dự án hạ tầng liên quan - nguồn thu hồi vốn chính của dự án phải được tính toán, đẩy nhanh tiến độ để đồng bộ với dự án. Các KĐT, KCN cũng rất cần sớm hoàn thành mặt bằng, lập dự án và tích cực xúc tiến kêu gọi đầu tư.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần chú ý tới chất lượng công trình và những vấn đề liên quan để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Theo VGP