(QNg) - Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 997/QĐ-TTg cấp cho tỉnh Quảng Ngãi gần 3.000 tấn gạo, gọi là "hỗ trợ cứu đói thời kỳ giáp hạt năm 2010". Xin được lưu ý: Quảng Ngãi là tỉnh duy nhất trong cả nước được Chính phủ "ưu ái" cấp gạo cứu đói giáp hạt trong đợt này mà thôi! Việc cùng một lúc nhận được gần 3.000 tấn gạo của Chính phủ là một may mắn cho tỉnh, vì với lượng gạo này sẽ giúp cho rất nhiều gia đình qua được cơn đói trong năm nay. Vậy là không năm nào mà tỉnh Quảng Ngãi không nhận gạo cứu trợ từ Trung ương.
Những năm bão lũ thiên tai, nhận gạo cứu đói đã đành, năm nay mới bước vào mùa hạn hán, mà cái đói đã rập rình đầu ngõ của nhiều gia đình rồi, khiến Chính phủ phải xuất gạo dự trữ quốc gia để "cứu".
Có mâu thuẫn không khi mà một tỉnh có số thu ngân sách cao ngút trời lại là địa phương phải nhận hàng ngàn tấn gạo cứu đói từ Trung ương? Câu trả lời sẽ là: không có mâu thuẫn. Bởi vì, số thu ngân sách của tỉnh hiện nay không phản ảnh một cách đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ngãi, nó chỉ tập trung vào một điểm, tức Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chứ không dàn đều trên phạm vi toàn tỉnh. Chừng nào nguồn thu từ trong dân mà đạt được con số trên đây thì khi ấy, đói giáp hạt mới chấm dứt.
Thực tế cho thấy, dù nguồn thu rất lớn, song Quảng Ngãi vẫn là tỉnh nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi. Và có nhiều gia đình phải chấp nhận cảnh "phân ly", tức một nửa gia đình vào các tỉnh phía Nam để buôn bán kiếm sống, gửi tiền về nuôi con ăn học. Nghĩa là, tình trạng "giáp hạt" vẫn luôn chờ chực trên đầu người nông dân. Chỉ cần một biến cố nhỏ nào đó về kinh tế, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế mấy năm nay khiến sức mua giảm mạnh, một nửa bộ phận "hành phương Nam" nói trên bị tê liệt do không bán được hàng rong, nên thu nhập kém, lập tức "giáp hạt" ngay.
Để chấm dứt tình trạng "năm nào cũng giáp hạt", giải pháp trước mắt là tạo được công ăn việc làm tại chỗ một cách ổn định cho nông dân ở nông thôn, miền núi. Đã có hàng loạt các dự án đang triển khai tại các khu công nghiệp trong tỉnh, nhưng tình trạng bấp bênh việc làm trong các nhà máy vẫn là bài toán khó giải đối với các doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó tình trạng "cứu đói giáp hạt" vẫn còn là điệp khúc đối với tỉnh nhà.
Có mâu thuẫn không khi mà một tỉnh có số thu ngân sách cao ngút trời lại là địa phương phải nhận hàng ngàn tấn gạo cứu đói từ Trung ương? Câu trả lời sẽ là: không có mâu thuẫn. Bởi vì, số thu ngân sách của tỉnh hiện nay không phản ảnh một cách đầy đủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ngãi, nó chỉ tập trung vào một điểm, tức Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chứ không dàn đều trên phạm vi toàn tỉnh. Chừng nào nguồn thu từ trong dân mà đạt được con số trên đây thì khi ấy, đói giáp hạt mới chấm dứt.
Thực tế cho thấy, dù nguồn thu rất lớn, song Quảng Ngãi vẫn là tỉnh nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi. Và có nhiều gia đình phải chấp nhận cảnh "phân ly", tức một nửa gia đình vào các tỉnh phía Nam để buôn bán kiếm sống, gửi tiền về nuôi con ăn học. Nghĩa là, tình trạng "giáp hạt" vẫn luôn chờ chực trên đầu người nông dân. Chỉ cần một biến cố nhỏ nào đó về kinh tế, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế mấy năm nay khiến sức mua giảm mạnh, một nửa bộ phận "hành phương Nam" nói trên bị tê liệt do không bán được hàng rong, nên thu nhập kém, lập tức "giáp hạt" ngay.
Để chấm dứt tình trạng "năm nào cũng giáp hạt", giải pháp trước mắt là tạo được công ăn việc làm tại chỗ một cách ổn định cho nông dân ở nông thôn, miền núi. Đã có hàng loạt các dự án đang triển khai tại các khu công nghiệp trong tỉnh, nhưng tình trạng bấp bênh việc làm trong các nhà máy vẫn là bài toán khó giải đối với các doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó tình trạng "cứu đói giáp hạt" vẫn còn là điệp khúc đối với tỉnh nhà.
Trần Đăng