Theo đánh giá của giới phân tích, biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất và phân phối lương thực, khiến giá mặt hàng này tăng cao.
Hàng loạt tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo khi mà xung đột, đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu gây hạn hán triền miên hay lũ lụt nghiêm trọng đã gây nạn đói ở nhiều nơi.
Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine cũng đẩy giá lương thực và phân bón tiếp tục tăng mạnh. Hệ quả là dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực đang lan rộng trên toàn cầu.
Theo ước tính công bố mới đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tác động của giá nhập khẩu lương thực và phân bón tăng cao sẽ khiến các nước phải chi thêm 9 tỷ USD trong năm 2022 và 2023, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối cũng như ảnh hưởng đến khả năng thanh toán chi phí nhập khẩu lương thực của nhiều quốc gia.
Theo
VTV/TTXVN