(Baoquangngai.vn)- Cùng với những tiện ích mà không gian mạng đem lại, mặt trái, tiêu cực của nó cũng nhiều phức tạp, tác động đến lợi ích, ANTT của mọi quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức và cá nhân. Bài viết này chỉ đề cập về tội phạm mạng, điển hình là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng". Thủ đoạn phổ biến là:
1. Sử dụng phần mềm mạng xã hội (zalo, fb, viber, mesenger..), ứng dụng gọi điện thoại qua mạng Internet hiển thị số gọi đến nạn nhân, giả danh số điện thoại của cơ quan, nhân viên thực thi pháp luật (thanh tra, công an, viện kiểm sát, toà án...) thông báo tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị bọn tội phạm sử dụng bất hợp pháp (liên quan buôn lậu, tham nhũng, đánh bạc, ma tuý, rửa tiền...), yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản, chuyển tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản của cơ quan thực thi pháp luật.
Khi nạn nhân trả lời không liên quan, thì đối tượng hướng dẫn, nối máy ngay cho nạn nhân nói chuyện với đối tượng khác giả nhân viên cơ quan pháp luật để làm việc; chúng liên tục thay nhau truy vấn, dụ nạn nhân hợp tác để hưởng khoan hồng, doạ dẫm nếu không sẽ bắt, tạm giam. Lo sợ bị bắt sẽ ảnh hưởng danh dự, uy tín của bản thân và gia đình, nạn nhân sớm rơi vào "kịch bản lừa đảo hoàn hảo" răm rắp thực hiện theo yêu cầu của chúng (chuyển tiền).
2. Lừa đảo trực tuyến như kinh doanh đa cấp, huy động vốn trái phép, trò chơi trực tuyến đổi thưởng, dụ cho kết quả xổ số đánh số đề (đánh vào lãi suất cao, tâm lý nạn nhân hám lợi dễ dính bẫy).
3. Thông qua sàn giao dịch ảo (sàn vàng ảo, ngoại tệ ảo, tiền ảo, máy đào tiền ảo, ví điện tử...).
4. Sử dụng “bẫy tình” tìm hiểu, giả thương nhân, doanh nhân, quân nhân, người thành đạt có yếu tố nước ngoài... nhắn tin, gọi điện làm quen trên mạng xã hội, tập trung vào diện người độc thân, thiếu thốn tình cảm, hoặc trắc trở tình duyên; chúng tạo lòng tin, hứa hẹn, yêu thương, giả gửi tặng quà giá trị cao... Khi "dính bẫy", chúng thông qua người Việt trong nước giả nhân viên hải quan, thông báo nạn nhân có quà giá trị cao, muốn nhận quà phải chung chi "thông quan" lệ phí để nhận hàng.
5. Mua bán, giao dịch thương mại trên mạng xã hội, sau thoả thuận, nhận tiền xong, chúng chuyển hàng kém chất lượng, hàng giả hoặc không chuyển hàng, xoá tài khoản, cắt liên lạc.
6. Chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (chủ yếu zalo, fb) người dùng, lừa trong danh sách bạn bè, người thân (gửi tiền, gửi thẻ cào...); hoặc nhắn tin nhờ bạn bè, người thân nhận tiền hộ từ nước ngoài, xin bị hại số tài khoản, số điện thoại.
1. Sử dụng phần mềm mạng xã hội (zalo, fb, viber, mesenger..), ứng dụng gọi điện thoại qua mạng Internet hiển thị số gọi đến nạn nhân, giả danh số điện thoại của cơ quan, nhân viên thực thi pháp luật (thanh tra, công an, viện kiểm sát, toà án...) thông báo tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị bọn tội phạm sử dụng bất hợp pháp (liên quan buôn lậu, tham nhũng, đánh bạc, ma tuý, rửa tiền...), yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản, chuyển tiền trong tài khoản của mình vào tài khoản của cơ quan thực thi pháp luật.
Khi nạn nhân trả lời không liên quan, thì đối tượng hướng dẫn, nối máy ngay cho nạn nhân nói chuyện với đối tượng khác giả nhân viên cơ quan pháp luật để làm việc; chúng liên tục thay nhau truy vấn, dụ nạn nhân hợp tác để hưởng khoan hồng, doạ dẫm nếu không sẽ bắt, tạm giam. Lo sợ bị bắt sẽ ảnh hưởng danh dự, uy tín của bản thân và gia đình, nạn nhân sớm rơi vào "kịch bản lừa đảo hoàn hảo" răm rắp thực hiện theo yêu cầu của chúng (chuyển tiền).
2. Lừa đảo trực tuyến như kinh doanh đa cấp, huy động vốn trái phép, trò chơi trực tuyến đổi thưởng, dụ cho kết quả xổ số đánh số đề (đánh vào lãi suất cao, tâm lý nạn nhân hám lợi dễ dính bẫy).
3. Thông qua sàn giao dịch ảo (sàn vàng ảo, ngoại tệ ảo, tiền ảo, máy đào tiền ảo, ví điện tử...).
4. Sử dụng “bẫy tình” tìm hiểu, giả thương nhân, doanh nhân, quân nhân, người thành đạt có yếu tố nước ngoài... nhắn tin, gọi điện làm quen trên mạng xã hội, tập trung vào diện người độc thân, thiếu thốn tình cảm, hoặc trắc trở tình duyên; chúng tạo lòng tin, hứa hẹn, yêu thương, giả gửi tặng quà giá trị cao... Khi "dính bẫy", chúng thông qua người Việt trong nước giả nhân viên hải quan, thông báo nạn nhân có quà giá trị cao, muốn nhận quà phải chung chi "thông quan" lệ phí để nhận hàng.
5. Mua bán, giao dịch thương mại trên mạng xã hội, sau thoả thuận, nhận tiền xong, chúng chuyển hàng kém chất lượng, hàng giả hoặc không chuyển hàng, xoá tài khoản, cắt liên lạc.
6. Chiếm quyền quản trị tài khoản mạng xã hội (chủ yếu zalo, fb) người dùng, lừa trong danh sách bạn bè, người thân (gửi tiền, gửi thẻ cào...); hoặc nhắn tin nhờ bạn bè, người thân nhận tiền hộ từ nước ngoài, xin bị hại số tài khoản, số điện thoại.
Sau đó, chúng nhắn tin giả thông báo nhận tiền, dẫn dắt bị hại đến website giả; website này yêu cầu bị hại nhập thông tin tài khoản ngân hàng như ID, mật khẩu tài khoản internet banking, tên, số thẻ... Khi có thông tin internet banking, chúng đăng nhập, chuyển tiền trong tài khoản của bị hại đến tài khoản của chúng.
7. Tấn công bất hợp pháp sửa đổi nội dung hợp đồng thương mại ký kết qua email, hacker giả email thay đổi thông tin người hưởng trên hoá đơn, chèn thông tin người hưởng giả trên hoá đơn.
8. Nhắn tin, gọi điện thông báo trúng thưởng, tri ân khách hàng, hoặc khuyến mãi của ngân hàng, trung tâm thương mại... với phần thưởng lớn, hấp dẫn, yêu cầu người nhận làm thủ tục nhận, nộp phí, nộp thuế thu nhập... (bản chất cũng đánh vào lòng tham, thiếu hiểu biết của nạn nhân).
Trước thực trạng lừa đảo trên không gian mạng đã, đang và sẽ còn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, để tránh "sập bẫy", Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo:
Người dân cần trang bị kiến thức, hiểu biết về internet, nhất là Luật An ninh mạng (đăng tải trên internet), hãy thông thái khi dùng mạng xã hội, bảo mật tài khoản mạng xã hội, email (mật khẩu mạnh, dài, vừa ký tự, vừa số); cách tương tác trên mạng xã hội; hiểu biết về loại tội phạm này, không cung cấp thông tin về thẻ ngân hàng, số tài khoản, thông tin internet banking với các đối tượng trên mạng.
Nếu phải làm việc với cơ quan tư pháp, với nhân viên Thanh tra, Điều tra, Kiểm sát, Toà án... đều phải có giấy mời, giấy triệu tập gửi qua đường bưu chính, thông qua chính quyền hoặc công an cơ sở chuyển giao tận nhà, có phần ký nhận và gửi phần lưu (cùi) về cơ quan ban hành; không có việc điện thoại gọi, mời làm việc như trên.
Nếu gặp phải loại tội phạm này, bạn cần bình tĩnh, thông tin cho người thân, tố giác tội phạm đến cơ quan công an (công an sở tại nơi gần nhất, hoặc qua trực ban hình sự công an các cấp hoặc qua trực ban hình sự của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh).
Bạn cần ghi lại, chụp lại qua màn hình thông tin của đối tượng như số điện thoại, số tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng... cung cấp ngay cơ quan công an, phục vụ điều tra vụ việc và đối tượng gây án.
7. Tấn công bất hợp pháp sửa đổi nội dung hợp đồng thương mại ký kết qua email, hacker giả email thay đổi thông tin người hưởng trên hoá đơn, chèn thông tin người hưởng giả trên hoá đơn.
8. Nhắn tin, gọi điện thông báo trúng thưởng, tri ân khách hàng, hoặc khuyến mãi của ngân hàng, trung tâm thương mại... với phần thưởng lớn, hấp dẫn, yêu cầu người nhận làm thủ tục nhận, nộp phí, nộp thuế thu nhập... (bản chất cũng đánh vào lòng tham, thiếu hiểu biết của nạn nhân).
Trước thực trạng lừa đảo trên không gian mạng đã, đang và sẽ còn diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, để tránh "sập bẫy", Công an tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo:
Người dân cần trang bị kiến thức, hiểu biết về internet, nhất là Luật An ninh mạng (đăng tải trên internet), hãy thông thái khi dùng mạng xã hội, bảo mật tài khoản mạng xã hội, email (mật khẩu mạnh, dài, vừa ký tự, vừa số); cách tương tác trên mạng xã hội; hiểu biết về loại tội phạm này, không cung cấp thông tin về thẻ ngân hàng, số tài khoản, thông tin internet banking với các đối tượng trên mạng.
Nếu phải làm việc với cơ quan tư pháp, với nhân viên Thanh tra, Điều tra, Kiểm sát, Toà án... đều phải có giấy mời, giấy triệu tập gửi qua đường bưu chính, thông qua chính quyền hoặc công an cơ sở chuyển giao tận nhà, có phần ký nhận và gửi phần lưu (cùi) về cơ quan ban hành; không có việc điện thoại gọi, mời làm việc như trên.
Nếu gặp phải loại tội phạm này, bạn cần bình tĩnh, thông tin cho người thân, tố giác tội phạm đến cơ quan công an (công an sở tại nơi gần nhất, hoặc qua trực ban hình sự công an các cấp hoặc qua trực ban hình sự của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh).
Bạn cần ghi lại, chụp lại qua màn hình thông tin của đối tượng như số điện thoại, số tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng... cung cấp ngay cơ quan công an, phục vụ điều tra vụ việc và đối tượng gây án.
Võ Văn Dương