3 điều dân văn phòng phải biết về cong vẹo cột sống 

14:36, 04/07/2024
.

Cong vẹo cột sống ở nhân viên văn phòng đã không còn xa lạ, bắt nguồn chủ yếu từ tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động trong thời gian dài. Dưới đây là những thông tin chi tiết về các dấu hiệu, nguyên nhân và một số phương pháp cải thiện cong vẹo cột sống đối với dân văn phòng.

1. Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống

Ở giai đoạn đầu, cong vẹo cột sống thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, các dấu hiệu sẽ trở nên rõ rệt và dễ nhận biết hơn do cột sống bị xoay và cong từ bên này sang bên kia. Các dấu hiệu lâm sàng có thể nhận biết như:

● Cột sống cong vẹo rõ ràng tạo thành hình chữ C hoặc S và các gai đốt sống không thẳng hàng.
● Cơ thể nghiêng về một phía.
● Hai vai bên thấp bên cao.
● Một bên xương bả vai hoặc xương hông nhô ra.
● Xương sườn lồi lên, thăn lưng không cân đối.

Khi tình trạng đường cong trở nên nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như:

● Đau lưng, cơn đau có thể tồi tệ hơn khi vận động hoặc đứng trong thời gian dài.
● Mệt mỏi, tê bì chân tay.
●  Mất khả năng đứng thẳng.
● Khó thở do sự biến dạng lồng ngực.
 

Các dấu hiệu lâm sàng có thể nhận biết như cột sống cong rõ ràng, lệch vai, lưng không cân đối,...
Các dấu hiệu lâm sàng có thể nhận biết như cột sống cong rõ ràng, lệch vai, lưng không cân đối,...

2. Nguyên nhân dân văn phòng thường bị cong vẹo cột sống

Dân văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống do đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động và ngồi trước màn hình máy tính trong khoảng thời gian dài. Dưới đây là cụ thể một số nguyên nhân chính dẫn đến cong vẹo cột sống ở nhân viên văn phòng:

Ngồi sai tư thế: Tư thế ngồi gù lưng, xoay người, vẹo người, bắt chéo chân hoặc sử dụng ghế không phù hợp khiến cột sống phải chịu áp lực lớn, dẫn đến cong vẹo.
Ít vận động: Ngồi lâu một chỗ khiến các cơ bắp ở lưng và bụng yếu đi, cột sống không được hỗ trợ tốt và dễ bị cong vẹo. Thiếu vận động cũng khiến lưu thông máu kém, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của cột sống.
Môi trường làm việc: Ánh sáng quá chói, màn hình máy tính quá cao hoặc thấp cũng có thể ảnh hưởng đến tư thế ngồi và dẫn đến cong vẹo cột sống.
Căng thẳng, stress: Khi căng thẳng, các cơ bắp ở lưng và vai sẽ co lại, khiến cột sống bị vặn vẹo.
 

Tư thế ngồi không đúng, ít vận động và căng thẳng, stress trong công việc là nguyên nhân chính dẫn đến cong vẹo cột sống ở dân văn phòng
Tư thế ngồi không đúng, ít vận động và căng thẳng, stress trong công việc là nguyên nhân chính dẫn đến cong vẹo cột sống ở dân văn phòng
3. 1 số phương pháp chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật

Mặc dù không có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn cong vẹo cột sống, nhưng có một số phương pháp hiệu quả giúp cải thiện độ cong của cột sống và ngăn ngừa nó trở nên nặng hơn. Điều trị không cần phẫu thuật là phương pháp phổ biến được áp dụng cho hầu hết các trường hợp cong vẹo với góc cobb nhỏ hơn 40 độ.

Phương pháp 1: Sử dụng đai nẹp

Đây là phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp cong vẹo cột sống nhẹ đến trung bình (góc cobb lớn hơn 20 độ và nhỏ hơn 40 độ). Mục đích của việc đeo nẹp là giúp ngăn ngừa tình trạng cong vẹo trở nên tồi tệ hơn và duy trì sự ổn định của cột sống, đặc biệt là với nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động.

Bạn nên lựa chọn loại nẹp phù hợp với vị trí cong vẹo và kích thước vừa vặn với cơ thể. Để phát huy tốt nhất tác dụng của đai nẹp, bạn cần đeo nẹp nhiều giờ trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm, khi phải ngồi lâu, mang vác vật nặng hoặc tham gia các hoạt động thể chất. 

Phương pháp 2: Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tư thế và độ linh hoạt của cột sống. Một số bài tập sử dụng các dụng cụ tập vật lý trị liệu có thể kể đến như:

●    Kéo giãn cột sống bằng máy kéo.
●    Treo xà đơn kéo giãn cột sống.
●    Giãn cơ lưng và điều chỉnh cột sống.
●    … 

Phương pháp 3: Tập yoga

Yoga giúp cơ bắp được linh hoạt hơn, cải thiện tư thế, giảm đau, giảm căng thẳng, từ đó góp phần giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng cong vẹo trở nên tồi tệ hơn. Bài tập yoga chữa vẹo cột sống cần được thực hiện đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, đảm bảo đúng tư thế và kết hợp với lối sống lành mạnh để đạt hiệu quả cao nhất. Các bài tập cụ thể bao gồm:

●    Tư thế superman
●    Tư thế mèo và bò
●    Tư thế chó úp mặt
●    Vươn tay chạm ngón chân
●    Bài tập plank
●    … 

 Tập yoga là phương pháp hiệu quả trong điều trị cong vẹo cột sống
 Tập yoga là phương pháp hiệu quả trong điều trị cong vẹo cột sống

Trên đây là 3 điều dân văn phòng cần biết về các dấu hiệu, nguyên nhân và một số phương pháp điều trị khi bị cong vẹo cột sống. Khi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động thường xuyên kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là địa chỉ uy tín, chất lượng trong phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn Nhật Bản với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, phòng tập rộng rãi và trang thiết bị hiện đại. Đến với trung tâm, người bệnh sẽ được các bác sĩ xây dựng lộ trình phục hồi chức năng phù hợp nhất với từng cá nhân và theo sát trong quá trình tập luyện.

Để đặt lịch tư vấn và điều trị, vui lòng liên hệ:

●    Hotline: 1900 3181
●    Website: https://myrehab-matsuoka.com/ 
●    Facebook: https://www.facebook.com/myrehab.official 
●    Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

  
 

Xuất bản lúc: 14:36, 04/07/2024

Ý kiến bạn đọc


.