Từ lâu, Đông y đã khuyên dùng trà xanh vì lợi ích sức khỏe của nó. Giờ đây, nhiều nghiên cứu hiện đại chứng minh trà xanh giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của bạn, từ việc giảm lượng mỡ trong cơ thể và lượng đường trong máu đến tăng cường sức khỏe não bộ.
1. Uống trà xanh giúp ích cho sức khỏe làn da
Theo một nghiên cứu năm 2023, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra rằng polyphenol trong trà xanh có thể giúp bảo vệ làn da chống lại tia UVB do ánh sáng gây ra.
Một báo cáo năm 2012 cũng cho thấy bổ sung trà xanh có tác dụng giúp trị mụn trứng cá, bệnh Rosacea và các biến chứng khác liên quan đến da.
Các chất chống oxy hóa trong trà xanh mang lại cho bạn làn da tươi trẻ, mịn màng và cải thiện các vấn đề da hiệu quả. |
Một trong những lợi ích được ghi nhận nhiều nhất của trà xanh là đặc tính chống ung thư. Hơn 5.000 nghiên cứu đã được công bố về trà xanh và bệnh ung thư, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng ở người, nghiên cứu dựa trên dân số và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Hàng ngàn nghiên cứu này chứng minh rằng polyphenol trong trà xanh và các hợp chất hoạt tính sinh học khác có trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư bao gồm ung thư vú, đại trực tràng, gan, buồng trứng, tuyến tiền liệt, miệng và da.
Theo Katherine Brooking - chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại New York, một số nghiên cứu dựa trên dân số cho thấy rằng cả trà xanh và trà đen đều giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các nguy cơ gây ung thư.
Một số nghiên cứu lâm sàng sơ bộ cho thấy rằng polyphenol trong trà - đặc biệt là epigallocatechin gallate (EGCG) đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.
Theo một báo cáo đánh giá được công bố trên Tạp chí của Trường Cao đẳng Dinh dưỡng Hoa Kỳ, là dạng trà không lên men, trà xanh cung cấp nhiều catechin có lợi hơn so với trà đen hoặc trà ô long.
Catechins là một phân nhóm của flavonoid được tìm thấy ở nồng độ cao một cách tự nhiên trong lá của cây trà. Có 4 loại catechin chính trong trà: epicatechin (EC), epicatechin-3-gallate (ECG), epigallocatechin (EGC) và epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Trong số các catechin này, EGCG và EGC được tìm thấy với hàm lượng cao nhất trong trà xanh và là chủ đề của hầu hết các nghiên cứu.
Catechin chống oxy hóa cũng có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh khác như táo, quả mọng và cacao.
Nếu bạn đang tìm cách giữ cho bộ não luôn nhạy bén khi về già, hãy cân nhắc việc bổ sung trà xanh vào chế độ ăn uống của mình. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi ở người được công bố trên Tạp chí Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ, những người tham gia uống trà xanh hoặc bổ sung L-theanine chiết xuất từ trà đã cải thiện được tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ.
Uống trà xanh giúp tăng cường sức khỏe não bộ. |
Trong một thử nghiệm về khả năng chú ý và mức độ tỉnh táo tự báo cáo, trí nhớ được cải thiện sau khi uống trà so với giả dược.
Theo một nghiên cứu khác, trà xanh đã được chứng minh là cải thiện trí nhớ và chức năng điều hành ở người cao tuổi và cũng được phát hiện là giúp giảm căng thẳng oxy hóa.
Nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng trà xanh giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
Trà xanh cũng đã được chứng minh là giúp tăng độ nhạy insulin, do đó insulin mà tuyến tụy sản xuất có thể duy trì lượng đường trong máu bình thường hiệu quả hơn.
Trà xanh giúp bảo vệ các tế bào sản xuất insulin và flavonoid trong trà có thể giúp loại bỏ các gốc tự do có hại và giảm viêm.
Các catechins polyphenolic có trong trà xanh đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (có hại), đây là hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.
Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt dựa trên dân số được báo cáo trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ với hơn 40.000 người Nhật trưởng thành được theo dõi trong hơn 11 năm, kết quả cho thấy uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày giúp giảm 26% nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ so với những đối tượng cho biết uống ít hơn 1 cốc trà xanh mỗi ngày. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu cho thấy uống trà xanh 3 lần trở lên mỗi tuần có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tim tổng thể của bạn.
Caffeine và các hợp chất hoạt tính sinh học khác trong trà xanh có thể giúp bạn hoạt động mà không khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Trà xanh có chứa acid amin, L-theanine, mang lại sự tập trung bình tĩnh và có tác dụng kết hợp với caffeine trong trà xanh để tạo ra sự giải phóng chậm mà không gây ra hiện tượng hồi hộp, tăng nhịp tim mà người ta có thể gặp phải khi dùng caffeine thông thường có trong cà phê.
L-theanine cũng có thể làm giảm lo lắng bằng cách tăng sản xuất dopamine trong não, do đó cải thiện sức khỏe tinh thần và cho phép mọi người thư giãn khỏi căng thẳng.
Nhiều lợi ích sức khỏe đã được ghi nhận của trà xanh, trà đen hoặc ô long có liên quan đến các flavonoid có trong lá trà. Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Advances in Nutrition đã báo cáo rằng lượng flavonoid hàng ngày từ trà có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Flavonoid là các hợp chất ăn kiêng tự nhiên trong trà có liên quan đến sức khỏe tim mạch. Tiêu thụ hàng ngày ít nhất 200-500mg flavonoid, có trong 2-3 tách trà có thể giúp hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh như một phần của chế độ ăn kiêng lành mạnh.
Theo SKĐS