EU tăng tốc trong cuộc chiến pháp lý với các 'gã khổng lồ' công nghệ

08:16, 21/08/2024
.

Kể từ tháng 8/2023, các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay tại EU.

Theo giới chức EU, từ nay đến cuối năm, khối sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát các tập đoàn công nghệ. (Nguồn: Bloomberg)
Theo giới chức EU, từ nay đến cuối năm, khối sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát các tập đoàn công nghệ. (Nguồn: Bloomberg)

Kể từ tháng 8/2023, các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay tại EU.

Những tháng cuối năm nay dự báo sẽ là thời điểm khó khăn đối với các tập đoàn công nghệ hoạt động ở Liên minh châu Âu (EU) khi khối này tăng cường sử dụng bộ công cụ pháp lý mới mạnh mẽ hơn để kiểm soát các "gã khổng lồ" công nghệ.

Kể từ tháng 8/2023, các nền tảng kỹ thuật số lớn nhất thế giới đã phải đối mặt với các quy định nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay tại EU.

Sau 1 năm, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy việc thực thi các quy định này sẽ chậm lại.

EU đã giành được chiến thắng pháp lý đầu tiên sau khi buộc TikTok xóa vĩnh viễn một tính năng gây "nghiện" trong ứng dụng phụ vào tháng Tám, một năm sau khi các quy tắc kiểm duyệt nội dung theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của khối bắt đầu có hiệu lực.

Trước đó, vào đầu mùa Hè, các cơ quan quản lý của EU cũng liên tiếp ban hành các quyết định nhắm vào Apple, Meta và Microsoft.

Theo giới chức EU, từ nay đến cuối năm, khối sẽ tiếp tục siết chặt kiểm soát các tập đoàn công nghệ.

Ủy viên phụ trách vấn đề cạnh tranh của EU Margrethe Vestager cho biết khối này đang "tăng tốc tối đa" trong nỗ lực thực thi các chính sách và quy định liên quan.

Bà nhấn mạnh mục tiêu của EU là rút ngắn thời gian điều tra về luật cạnh tranh, vốn kéo dài nhiều năm, xuống tối đa 12 tháng.

Các hành động pháp lý của EU chủ yếu dựa trên hai luật, gồm DSA - yêu cầu các tập đoàn công nghệ phải kiểm soát nội dung trực tuyến, và luật cạnh tranh mang tên Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) - quy định cụ thể những gì các tập đoàn có thể làm và không thể làm trong hoạt động kinh doanh.

Hiện EU cũng đang xem xét các thỏa thuận giữa những "gã khổng lồ" công nghệ và các nhà phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó có thương vụ hợp tác trị giá 13 tỷ USD giữa Microsoft và OpenAI - "cha đẻ" của ChatGPT.

Theo Nhandan.vn

    
 

Xuất bản lúc: 08:16, 21/08/2024

Ý kiến bạn đọc


.