Những ngày giáp Tết, phố Văn Miếu (Hà Nội) lại nhộn nhịp những "ông đồ" cùng áo the, khăn xếp bày "mực tàu, giấy đỏ" cho chữ.
Xin chữ đầu năm là một trong những nét văn hóa đặc trưng, mang đến hương vị Tết cổ truyền cho người dân Việt Nam bên cạnh cành đào phai sắc, bánh trưng xanh, phong bao lì xì đỏ thắm… Mấy năm gần đây, dịp giáp Tết, phố Văn Miếu lại trở thành "phố Ông đồ" với các hoạt động xin chữ, viết thư pháp. "Phố Ông đồ" Tết này khai mạc từ ngày 31/12/2012.
Năm nay, bên cạnh những ông đồ già trong trang phục áo the khăn xếp truyền thống còn có không ít những bạn trẻ cũng đam mê nghệ thuật thư pháp. Đặc biệt, trên “Phố Ông đồ” còn xuất hiện một số cô gái trẻ cũng thể hiện tài năng "Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay".
Một số hình ảnh trên “Phố Ông đồ” những ngày này.
Thật dễ dàng để thấy hình ảnh những ông đồ thể hiện tài năng viết thư pháp của mình |
Một gian hàng của ông đồ trẻ với đầy đủ vật dụng. Các ông đồ thường sử dụng hoa đào hoặc hoa cúc để trang trí cho gian hàng. |
Đối với thư pháp và những người viết thư pháp, bút lông là một trong những vật dụng không thể thiếu. Trước khi viết, bút được ngâm trong mực để làm mềm, khi viết mới đều nét. |
Mực viết thư pháp thường sử dụng lọai mực tàu, được pha loãng với nước, thường là màu đen. Ngoài tra, các thầy đồ cũng sử dụng nhiều màu sắc khác nhau để trang trí cho bức thư pháp thêm sinh động. |
Ông đồ sắp xếp giấy cẩn thận trước khi viết. Giấy để viết thường là giấy gió, có thể là giấy trơn hoặc có hoa văn. Giấy cũng rất đa dạng về màu sắc và kích thước. |
Thư pháp được thể hiện trên nhiều chất liệu như giấy, mành, thẻ tre… thậm chí là trên đá. |
Cách viết thư pháp cũng rất đa dạng. Có ông đồ tỉ mỉ đo đạc bằng thước… |
có ông đồ thì thoải mái “múa bút”… |
lại có ông đồ trẻ trang trí thêm hoa văn, họa tiết xung quanh. |
Sau khi viết xong, trên bức thư pháp sẽ có chữ ký của ông đồ hoặc con dấu. Đặc biệt hơn là dùng dấu vân tay. |
Năm nay xuất hiện nhiều “cô đồ” trên phố. |
Các ông đồ cũng học hỏi lẫn nhau. |
Những người đến xin chữ ở rất nhiều lứa tuổi và ngành nghề, cầu mong cho một năm mới tốt lành. |
Một góc khác của “Phố Ông đồ” là hoạt động vẽ tranh chân dung. |