(QNg)- Thời điểm này, "tấc đất, tấc vàng" quả trúng phoóc. Chả thế mà có không ít người sẵn sàng đổ tiền vào đất, khiến cho giá đất ở thành phố Quảng Ngãi cứ "phi mã". Chuyện "cò", "làm giá"... trong các phiên đấu giá đất ở đô thị trẻ này riết rồi thành "lệ".
TIN LIÊN QUAN |
---|
ĐẤU CAO RỒI... THÁO CHẠY
Chúng tôi trở lại khu dân cư (KDC) Đông-Tây đường Phan Đình Phùng vào một ngày cuối năm 2010, các lô đất được đấu giá "nóng bỏng" ngày nào giờ vẫn nằm trơ đấy. Theo một số người dân địa phương thì mới chỉ có hai lô được chủ mới xây xong nhà để ở, các lô đất còn lại "chú hỏi mấy ổng thì biết"-anh L.V.H, ở cạnh KDC này tỏ ra khó chịu.
Tìm đến cơ quan chức năng, phòng Tài chính Kế hoạch thành phố, bà Trần Thị Minh Tư-Phó phòng thở dài nói, chỉ có 19/36 người trúng đấu giá nộp đủ số tiền trúng đấu giá theo quy định (phần nhiều là những lô đấu sát giá khởi điểm). Còn lại những tay đấu giá cao đều "bỏ của chạy lấy người", trong đó có không ít "đại gia" trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Có "đại gia" đấu liền 5 lô nhưng bỏ hết như ông N.H.T, rồi "đại gia" Đ.N.H cũng "xù".
Chúng tôi trở lại khu dân cư (KDC) Đông-Tây đường Phan Đình Phùng vào một ngày cuối năm 2010, các lô đất được đấu giá "nóng bỏng" ngày nào giờ vẫn nằm trơ đấy. Theo một số người dân địa phương thì mới chỉ có hai lô được chủ mới xây xong nhà để ở, các lô đất còn lại "chú hỏi mấy ổng thì biết"-anh L.V.H, ở cạnh KDC này tỏ ra khó chịu.
Tìm đến cơ quan chức năng, phòng Tài chính Kế hoạch thành phố, bà Trần Thị Minh Tư-Phó phòng thở dài nói, chỉ có 19/36 người trúng đấu giá nộp đủ số tiền trúng đấu giá theo quy định (phần nhiều là những lô đấu sát giá khởi điểm). Còn lại những tay đấu giá cao đều "bỏ của chạy lấy người", trong đó có không ít "đại gia" trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Có "đại gia" đấu liền 5 lô nhưng bỏ hết như ông N.H.T, rồi "đại gia" Đ.N.H cũng "xù".
Khu dân cư Đông - Tây đường Phan Đình Phùng chỉ là một mảnh đất trống khi nhiều “đại gia” tháo chạy. |
Trong danh sách "tháo chạy" còn có cả một số tay cò đất như T.C.L... Số tiền mà những người trúng đấu giá không nộp khoảng gần 15 tỷ đồng (chiếm 2/3 giá trị tiền đấu giá ở khu dân cư này). Nhưng đấy cũng chẳng phải là trường hợp cá biệt của thành phố. Ở KDC đường Nguyễn Du cũng có 5 người "một đi không trở lại", cũng bởi lý do chỉ "hô" cho sướng! Và để "lấp đầy" diện tích bỏ trống tại các khu dân cư này, chẳng còn cách nào khác là thành phố đành tốn thời gian tổ chức lại những phiên đấu giá khác.
GIÁ ĐẤT CAO DO ĐÂU?
Những năm gần đây giá đất ở thành phố luôn "nóng" và phần nhiều là quá cao so với giá trị thực, bởi nguồn cung quá thấp so với cầu. Mỗi năm thành phố quy hoạch vài trăm lô để bán, quả là chả bõ bèn gì so với những người muốn có đất ở.
Đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề xoay quanh đấu giá đất, chúng tôi thấy vẫn còn khá nhiều "khe hở" để những tay "đầu nậu" đất, hoặc "cò" đất làm giá đẩy giá lên cao. Mặc dù hồ sơ tham gia đấu giá đất được xét duyệt nhưng tổ chức đấu giá không thẩm định năng lực tài chính của cá nhân nên nhiều tay "cò" đất cứ thoải mái "cắm" hồ sơ, để được vào "hô". Trong khi đó văn bản quy định thực hiện đấu giá chưa sát với thực tế. Quy chế về đấu giá có những điều chưa cụ thể, chưa tạo điều kiện cho một số người thật sự có nhu cầu về đất ở. Và đây là "mảnh đất màu mỡ" cho một số thành phần trục lợi đầu cơ, tích trữ đất ở, dẫn đến việc tạo nên cơn sốt ảo về thị trường bất động sản, giá đất được đưa lên cao rất nhiều so với thực tế.
Anh N.V.L - một người vốn có chân trong một hội đồng đấu giá đất thành phố thừa nhận "chúng ta chưa có biện pháp xử lý trong việc "làm giá đất". Có một số phiên đấu giá, hội đồng mời công an vào cuộc nhưng cũng chưa có cách xử lý. Trước những cuộc đấu giá có ba, bốn tay cò thông đồng làm giá. Việc thông đồng làm giá của các "đầu nậu đất", rồi giữa các tay "cò" đất đã làm ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của những người thật sự có nhu cầu về đất ở. Chỉ mỗi dịch vụ "cò" đất là làm ăn béo bở. Trong một thời gian ngắn, nhưng đã có rất nhiều người phất lên nhanh chóng nhờ làm "cò".
Thực tế cho thấy thủ tục để một người được tham gia đấu giá đất cũng quá khó. Lòng vòng hỏi tay "cò" đất tên L hôm nọ, anh này chỉ dẫn tôi một cách vanh vách. Với những dự án đã được phê duyệt giá khởi điểm, đồng thời phê duyệt phương án bán đấu giá, những người muốn đấu giá đất chỉ cần mua bộ hồ sơ (với giá chỉ vài trăm nghìn đồng), tự hoàn chỉnh hồ sơ rồi nộp cho Hội đồng đấu giá. Sau khi tổ chuyên viên của Hội đồng đấu giá xét duyệt hồ sơ (chủ yếu là xem giấy tờ thủ tục) trình tổ chức này chấp nhận, thì chỉ cần tiến hành đặt cọc là đàng hoàng bước vào "hô" đấu giá đất.
Còn một nguyên nhân nữa khiến giá đất ở thành phố Quảng Ngãi mà nhiều người khó với tới đó là sự "vào cuộc" của không ít "đại gia". Cũng đúng thôi khi người dân ở khúc ruột miền Trung này có tiền nhàn rỗi họ chẳng biết đầu tư gì, ngoài mua đất? Có doanh nghiệp bảo với tôi rằng, ở Quảng Ngãi để chứng minh mình giàu, nhà ở chỉ là chuyện phụ mà cái chính là anh sở hữu bao nhiêu đất. Và để chứng minh cho cái sự giàu ấy, nhiều anh lao vào đấu giá đất với mục đích "sở hữu càng nhiều đất càng tốt", cốt để thiên hạ "ngưỡng mộ" chơi. Ngẫm cũng lạ! Họ mua đất chứ thực tế không có nhu cầu để ở. Nhiều người đã đổ xô mua đất rồi... để đó, bởi cho rằng "tấc đất, tấc vàng" nên "trước sau gì cũng trúng". Điều này làm cho đất ở TP Quảng Ngãi rơi vào cảnh "kẻ ăn không hết, người lần không ra".
GIÁ ĐẤT CAO DO ĐÂU?
Những năm gần đây giá đất ở thành phố luôn "nóng" và phần nhiều là quá cao so với giá trị thực, bởi nguồn cung quá thấp so với cầu. Mỗi năm thành phố quy hoạch vài trăm lô để bán, quả là chả bõ bèn gì so với những người muốn có đất ở.
Đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề xoay quanh đấu giá đất, chúng tôi thấy vẫn còn khá nhiều "khe hở" để những tay "đầu nậu" đất, hoặc "cò" đất làm giá đẩy giá lên cao. Mặc dù hồ sơ tham gia đấu giá đất được xét duyệt nhưng tổ chức đấu giá không thẩm định năng lực tài chính của cá nhân nên nhiều tay "cò" đất cứ thoải mái "cắm" hồ sơ, để được vào "hô". Trong khi đó văn bản quy định thực hiện đấu giá chưa sát với thực tế. Quy chế về đấu giá có những điều chưa cụ thể, chưa tạo điều kiện cho một số người thật sự có nhu cầu về đất ở. Và đây là "mảnh đất màu mỡ" cho một số thành phần trục lợi đầu cơ, tích trữ đất ở, dẫn đến việc tạo nên cơn sốt ảo về thị trường bất động sản, giá đất được đưa lên cao rất nhiều so với thực tế.
Anh N.V.L - một người vốn có chân trong một hội đồng đấu giá đất thành phố thừa nhận "chúng ta chưa có biện pháp xử lý trong việc "làm giá đất". Có một số phiên đấu giá, hội đồng mời công an vào cuộc nhưng cũng chưa có cách xử lý. Trước những cuộc đấu giá có ba, bốn tay cò thông đồng làm giá. Việc thông đồng làm giá của các "đầu nậu đất", rồi giữa các tay "cò" đất đã làm ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của những người thật sự có nhu cầu về đất ở. Chỉ mỗi dịch vụ "cò" đất là làm ăn béo bở. Trong một thời gian ngắn, nhưng đã có rất nhiều người phất lên nhanh chóng nhờ làm "cò".
Thực tế cho thấy thủ tục để một người được tham gia đấu giá đất cũng quá khó. Lòng vòng hỏi tay "cò" đất tên L hôm nọ, anh này chỉ dẫn tôi một cách vanh vách. Với những dự án đã được phê duyệt giá khởi điểm, đồng thời phê duyệt phương án bán đấu giá, những người muốn đấu giá đất chỉ cần mua bộ hồ sơ (với giá chỉ vài trăm nghìn đồng), tự hoàn chỉnh hồ sơ rồi nộp cho Hội đồng đấu giá. Sau khi tổ chuyên viên của Hội đồng đấu giá xét duyệt hồ sơ (chủ yếu là xem giấy tờ thủ tục) trình tổ chức này chấp nhận, thì chỉ cần tiến hành đặt cọc là đàng hoàng bước vào "hô" đấu giá đất.
Còn một nguyên nhân nữa khiến giá đất ở thành phố Quảng Ngãi mà nhiều người khó với tới đó là sự "vào cuộc" của không ít "đại gia". Cũng đúng thôi khi người dân ở khúc ruột miền Trung này có tiền nhàn rỗi họ chẳng biết đầu tư gì, ngoài mua đất? Có doanh nghiệp bảo với tôi rằng, ở Quảng Ngãi để chứng minh mình giàu, nhà ở chỉ là chuyện phụ mà cái chính là anh sở hữu bao nhiêu đất. Và để chứng minh cho cái sự giàu ấy, nhiều anh lao vào đấu giá đất với mục đích "sở hữu càng nhiều đất càng tốt", cốt để thiên hạ "ngưỡng mộ" chơi. Ngẫm cũng lạ! Họ mua đất chứ thực tế không có nhu cầu để ở. Nhiều người đã đổ xô mua đất rồi... để đó, bởi cho rằng "tấc đất, tấc vàng" nên "trước sau gì cũng trúng". Điều này làm cho đất ở TP Quảng Ngãi rơi vào cảnh "kẻ ăn không hết, người lần không ra".
Phóng sự của Hoàng Triều