Làng nghề trồng dâu nuôi tằm Phú An

09:07, 28/07/2017
.

(Báo Quảng Ngãi)- Theo các bậc cao niên ở thôn Phú An, xã Đức Hiệp (Mộ Đức), nghề trồng dâu nuôi tằm ở Phú An đã có hơn một trăm năm nay. Trưởng thôn Phú An Trần Liễu cho hay: Bãi bồi Phú An giàu phù sa, nên cây dâu tươi tốt, nghề trồng dâu nuôi tằm cũng từ đó mà phát triển, trở thành “thương hiệu” của địa phương.

Cái nghề mà dân gian ví là nghề "ăn cơm đứng” này lắm thăng trầm, một thời thịnh vượng, nhưng nay gặp khó khăn vì khó tìm kiếm nguồn tiêu thụ. Dẫu vậy, hàng chục hộ dân ở Phú An vẫn giữ nghề truyền thống của cha ông, với diện tích còn khoảng 8ha. Họ tâm nguyện "một đồng, một giỏ không bỏ nghề dâu".

Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm từ khi 17 tuổi, nay bà Trần Thị Hiển đã 53 tuổi, nhưng vẫn chung thủy với nghề.
Gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm từ khi 17 tuổi, nay bà Trần Thị Hiển đã 53 tuổi, nhưng vẫn chung thủy với nghề.

 

Trung bình mỗi ngày, tằm ăn ít nhất 6-8 lần, riêng với tằm con dâu phải được cắt nhỏ.
Trung bình mỗi ngày, tằm ăn ít nhất 6-8 lần, riêng với tằm con dâu phải được cắt nhỏ.

 

Trung bình một chu kỳ từ trứng đến khi tằm thành kén mất khoảng từ 20-23 ngày. Một hộp trứng có giá 250 nghìn đồng, nở ra khoảng 17,18 nong tằm và cho ra 40 kg kén.
Trung bình một chu kỳ từ trứng đến khi tằm thành kén mất khoảng từ 20-23 ngày. Một hộp trứng có giá 250 nghìn đồng, nở ra khoảng 17,18 nong tằm và cho ra 40 kg kén.

              

 Sau khi tằm chín, người nuôi tằm sẽ chuyển tằm lên bủa để làm kén. Tằm chín mất từ 2-3 ngày để nhả tơ, thành kén. Hiện nay, giá kén dao động từ 100-130 nghìn đồng/kg.
Sau khi tằm chín, người nuôi tằm sẽ chuyển tằm lên bủa để làm kén. Tằm chín mất từ 2-3 ngày để nhả tơ, thành kén. Hiện nay, giá kén dao động từ 100-130 nghìn đồng/kg.

       

   HIỀN THU