Khu bảo tồn biển Lý Sơn

02:01, 31/01/2016
.

(Báo Quảng Ngãi)- Đầu năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định thành lập Khu bảo tồn biển đảo Lý Sơn, nhằm duy trì, bảo vệ tài nguyên biển, đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân. Khu bảo tồn biển Lý Sơn nằm trong Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có tổng diện tích gần 8.000ha, trong đó có hơn 7.000ha mặt nước biển, với 3 vùng chức năng (vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phục hồi sinh thái, vùng phát triển) và vành đai bảo vệ.

 

Vùng biển quanh đảo Lý Sơn có độ đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái san hô phân bố quanh đảo là vành đai san hô phát triển chồng lên nhau, phân bố từ bãi triều trở xuống, phần dưới gần như hầu hết đã hóa đá, phần trên có san hô sống phát triển.
Vùng biển quanh đảo Lý Sơn có độ đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái san hô phân bố quanh đảo là vành đai san hô phát triển chồng lên nhau, phân bố từ bãi triều trở xuống, phần dưới gần như hầu hết đã hóa đá, phần trên có san hô sống phát triển.

 

Vùng phục hồi sinh thái được bố trí ven đảo lớn và đảo bé; chia thành vùng phục hồi rong và cỏ biển, vùng phục hồi san hô được bố trí ven đảo bé có độ sâu từ 4 - 15m nước, hai phía bắc, nam đảo lớn có độ sâu từ 20 - 30m nước.
Vùng phục hồi sinh thái được bố trí ven đảo lớn và đảo bé; chia thành vùng phục hồi rong và cỏ biển, vùng phục hồi san hô được bố trí ven đảo bé có độ sâu từ 4 - 15m nước, hai phía bắc, nam đảo lớn có độ sâu từ 20 - 30m nước.

 

  Vùng phục hồi rong và cỏ biển được bố trí nằm ở bên trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt phía nam đảo lớn, ở độ sâu từ 0 - 3m nước.
Vùng phục hồi rong và cỏ biển được bố trí nằm ở bên trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt phía nam đảo lớn, ở độ sâu từ 0 - 3m nước.

 

 Khu neo trú tàu thuyền An Hải, các cảng và phần biển bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái là vùng  phát triển.
Khu neo trú tàu thuyền An Hải, các cảng và phần biển bao quanh phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái là vùng phát triển.


                           PV