(Báo Quảng Ngãi)- Theo các chuyên gia đánh giá, vùng đất thôn Dương Quang, xã Đức Thắng (Mộ Đức) là nơi còn ẩn chứa nhiều bí ẩn dưới lòng đất liên quan đến di sản văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và là nơi sinh sống của những dòng họ Việt lớn. Tại đây, người dân vẫn còn gìn giữ nếp văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của vùng nông thôn miền Trung từ bao đời nay.
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho hay: Năm 2008, tôi đã khảo sát, nghiên cứu tại thôn Dương Quang và nhận thấy đây là vùng đất có những điều kiện thích hợp để người tiền sử sinh sống. Bởi một phía là biển, một bên là vùng nước ngọt, nằm tựa dưới chân núi Long Phụng, vì thế con người cư trú từ sớm.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho hay: Năm 2008, tôi đã khảo sát, nghiên cứu tại thôn Dương Quang và nhận thấy đây là vùng đất có những điều kiện thích hợp để người tiền sử sinh sống. Bởi một phía là biển, một bên là vùng nước ngọt, nằm tựa dưới chân núi Long Phụng, vì thế con người cư trú từ sớm.
Quần thể thắng cảnh núi Long Phụng trải dài qua 3 thôn Dương Quang, Gia Hòa, Tân Định ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). |
Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi còn phát hiện một dòng chảy của sông Vệ từ Đồng Đưng vòng qua chân núi Trụ Bồ (thuộc quần thể núi Long Phụng) chảy ra biển, đây chính là dòng sông cổ đổ về cửa biển mà theo thời gian đã bị bồi lấp. Việc phát hiện cửa biển tại đây hé lộ một thời giao thương, mua bán cực thịnh của vùng đất ven biển này. Tại thôn Dương Quang cũng từng phát hiện những hiện vật của di sản văn hóa Sa Huỳnh. Còn trong một khu vườn, có người làm nghề rà sắt từng rà được tượng làm bằng vàng của văn hóa Chămpa.
Tìm hiểu về con người ở vùng đất này, TS.Đoàn Ngọc Khôi chia sẻ: Người dân vẫn giữ tính bình dị, chân chất như bao vùng miền khác ở dải đất miền Trung. Điều đặc biệt, họ giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời rất tốt, đơn cử như vẫn còn nhiều ngôi nhà bằng đá ong, những trụ rơm bên mái hiên đặc trưng của làng quê Việt. Những rừng dương bảo vệ làng trước sóng biển, cát bay cũng được bảo vệ, gìn giữ. Mặc dù vậy, họ sống không khép kín, mà có tư duy mở phát triển kinh tế bằng nhiều hướng gồm nghề nông, biển, kinh doanh, mua bán...
Tìm hiểu về con người ở vùng đất này, TS.Đoàn Ngọc Khôi chia sẻ: Người dân vẫn giữ tính bình dị, chân chất như bao vùng miền khác ở dải đất miền Trung. Điều đặc biệt, họ giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa lâu đời rất tốt, đơn cử như vẫn còn nhiều ngôi nhà bằng đá ong, những trụ rơm bên mái hiên đặc trưng của làng quê Việt. Những rừng dương bảo vệ làng trước sóng biển, cát bay cũng được bảo vệ, gìn giữ. Mặc dù vậy, họ sống không khép kín, mà có tư duy mở phát triển kinh tế bằng nhiều hướng gồm nghề nông, biển, kinh doanh, mua bán...
Người dân ở thôn Dương Quang vẫn còn gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa, sinh hoạt lâu đời. |
Vào mùa mưa lũ, nước dâng lên từ Đồng Đưng chưa kịp thoát qua mương ngòi, nên thấm vào dải cát quanh làng, hay còn gọi là mùa nước cà đong, khó có cây trồng nào phát triển được. Sinh sống trên vùng đất vào mùa cà đong, người dân địa phương đã có cách tính, kiến thức nông nghiệp rất hay để đến mùa cà đong đã thu hoạch xong hoa màu. Lúc đó, họ chuyển sang sống bằng nghề đánh bắt, chài lưới với những dụng cụ thô sơ, truyền thống như nơm, vó.
Trong điều kiện chưa khai quật di sản văn hóa và làm rõ lịch sử lâu đời của dòng sông cổ tại thôn Dương Quang, thì với những phát hiện cơ bản tại nơi này, TS.Đoàn Ngọc Khôi cho rằng: Cần nghiên cứu tường tận về văn hóa vùng đất sẽ góp phần tạo điểm nhấn cho huyện Mộ Đức trong việc phát triển du lịch sinh thái, văn hóa mang lại đa dạng sinh kế cho người dân.
Thời gian qua, trên dải đất miền Trung, việc bảo tồn và giữ lại di tích tại hiện trường chưa được thực hiện một cách bài bản, phần lớn là khai quật và mang về bảo tàng. Riêng với Quảng Ngãi, một trong những vùng lõi trong chuỗi di sản văn hóa Sa Huỳnh có vô số di tích trải dài từ đồng bằng, ven biển cho đến miền núi. Do đó, tỉnh cần có kế hoạch, định hướng rõ ràng trong việc gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa.
Trong điều kiện chưa khai quật di sản văn hóa và làm rõ lịch sử lâu đời của dòng sông cổ tại thôn Dương Quang, thì với những phát hiện cơ bản tại nơi này, TS.Đoàn Ngọc Khôi cho rằng: Cần nghiên cứu tường tận về văn hóa vùng đất sẽ góp phần tạo điểm nhấn cho huyện Mộ Đức trong việc phát triển du lịch sinh thái, văn hóa mang lại đa dạng sinh kế cho người dân.
Thời gian qua, trên dải đất miền Trung, việc bảo tồn và giữ lại di tích tại hiện trường chưa được thực hiện một cách bài bản, phần lớn là khai quật và mang về bảo tàng. Riêng với Quảng Ngãi, một trong những vùng lõi trong chuỗi di sản văn hóa Sa Huỳnh có vô số di tích trải dài từ đồng bằng, ven biển cho đến miền núi. Do đó, tỉnh cần có kế hoạch, định hướng rõ ràng trong việc gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa.
Việc thực hiện không phải một sớm một chiều, mà đòi hỏi chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó Nhà nước đóng vai trò mấu chốt để quản lý, thực hiện. Cùng với đó, cần chú trọng đến việc gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn về văn hóa, cảnh quan, con người tại vùng đất này, để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa.
Bài, ảnh: BẢO HÒA