Hà Nội mùa thu đẹp với những tia nắng vàng dịu, bay nhẹ nhàng trong gió. Và thoang thoảng khắp không gian của làng Vòng, hương lúa nếp thơm lừng từng con ngõ, để những mẻ cốm xanh mượt, nõn nà chào đón mùa thu.
Cốm làng Vòng
Cốm vốn là thứ quà dân dã của đồng ruộng nhưng hầu hết các vùng quê khác lại không có cốm bởi thế mà thành thứ quà bình dị mà tràn đầy tinh tế của riêng Hà Nội.
Hạt cốm xanh rờn ấy vừa dẻo vừa thơm - cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa, lại được những nghệ nhân cha truyền con nối kỳ công sáng tạo để hiến cho đời một món ăn tao nhã mang đậm hương sắc Việt Nam.
Chuyện kể rằng những chàng rể xưa muốn lấy lòng bố mẹ vợ liền làm cốm đem biếu. Dần dần phát hiện ra thứ quà thanh nhã và tinh khiết ấy rất phù hợp với các việc lễ nghi nên người ta làm cốm để thờ cúng tổ tiên, lễ chùa và dùng trong đám cưới, đám hỏi của người Kinh Bắc.
Cho đến nay, cốm Vòng được bán khắp các phố, chợ Hà Nội. Cứ mỗi mùa thu đến, lại thấy các bà, các chị làng Vòng quẩy đôi gánh xinh xinh, giắt đầy cây lúa non đã tuốt hạt, đi dọc các phố mà rao “Ai cốm đây”, nghe thật quen thuộc.
Nếu nói cốm là món ăn đặc trưng của đất Hà Thành, thì làng Vòng là cái nôi của món ăn đặc sản này. Người ta ăn cốm với mọi thứ cảm giác. Nhưng chung nhất vẫn là chào đón mùa thu, mùa của lá rụng, nắng vàng và những cơn gió heo may. Cốm làng Vòng ăn vào thấy thơm hương lúa nếp, man mác ngọn gió thu và thoang thoảng mùi lá sen, lá ráy.
Người ta gói cốm vào lá sen để hương sen ôm trọn vào lòng hương cốm thơm thanh khiết. Và bên trong những chiếc lá sen đó là những chiếc lá ráy tươi non, căng bóng nhựa sống, chỉ để giữ mãi màu cốm xanh dịu, giúp cho hạt cốm vẫn dẻo và mềm, thơm mùi nếp tươi.
Có hai loại cốm chính: cốm đầu nia (cốm lá me) và cốm giót. Chỉ có làng Vòng mới có cốm lá me, loại cốm mỏng tang giống lá me mà ngọt vị lúa nếp. Khi những hạt cốm lá me mỏng nhẹ "ra đời" trước sau những cái đưa tay sàng sẩy của người làm cốm, những hạt cốm giót căng mọng đầy sữa quyện dính với nhau ở lại sau. Cốm làng Vòng không chỉ nổi tiếng vì đó là cái nôi làm cốm, mà còn vì người làng Vòng giữ nghề đến trân trọng.
Dù bán ít, dù bán nhiều, những mẻ cốm làng Vòng bao giờ cũng ngon đặc biệt, không pha tạp. Bởi thế mà cốm làng Vòng vẫn ngon hơn hẳn loại cốm dày cộm, hơi cứng của cốm Mễ Trì. Xưa kia, còn có cốm làng Lủ, nhưng ngày nay, dường như nghề làm cốm đã bị mai một, không nhiều người còn nhắc đến nữa, có chăng chỉ còn trong sách vở.
Cốm có hai mùa, khởi đầu là tháng tư âm lịch với mùa cốm chiêm, và từ tháng bảy tới tháng cuối tháng chín âm lịch (có khi tới đầu tháng mười âm lịch) là mùa cốm chín. Trong tiết trời mát dịu của mùa thu, nhâm nhi những hạt cốm làng Vòng là một thú thưởng thức rất thi vị của người Hà Nội.Hạt cốm mềm, dịu dàng một vị ngọt tinh khiết. Người Hà Nội thường nhâm nhi từng hạt cốm hoặc ăn kèm với chuối trứng cuốc (chuối tiêu đã chín vàng, lốm đốm màu nâu). Rất nhiều người xa xứ khi thăm lại Hà Nội đều muốn hít hà hương cốm để tận hưởng cảm giác trở về đất mẹ.
Cốm làng Vòng
Cốm vốn là thứ quà dân dã của đồng ruộng nhưng hầu hết các vùng quê khác lại không có cốm bởi thế mà thành thứ quà bình dị mà tràn đầy tinh tế của riêng Hà Nội.
Hạt cốm xanh rờn ấy vừa dẻo vừa thơm - cái hương thơm rất riêng của lúa nếp mới qua thời kỳ ngậm sữa, lại được những nghệ nhân cha truyền con nối kỳ công sáng tạo để hiến cho đời một món ăn tao nhã mang đậm hương sắc Việt Nam.
Chuyện kể rằng những chàng rể xưa muốn lấy lòng bố mẹ vợ liền làm cốm đem biếu. Dần dần phát hiện ra thứ quà thanh nhã và tinh khiết ấy rất phù hợp với các việc lễ nghi nên người ta làm cốm để thờ cúng tổ tiên, lễ chùa và dùng trong đám cưới, đám hỏi của người Kinh Bắc.
Cho đến nay, cốm Vòng được bán khắp các phố, chợ Hà Nội. Cứ mỗi mùa thu đến, lại thấy các bà, các chị làng Vòng quẩy đôi gánh xinh xinh, giắt đầy cây lúa non đã tuốt hạt, đi dọc các phố mà rao “Ai cốm đây”, nghe thật quen thuộc.
Nếu nói cốm là món ăn đặc trưng của đất Hà Thành, thì làng Vòng là cái nôi của món ăn đặc sản này. Người ta ăn cốm với mọi thứ cảm giác. Nhưng chung nhất vẫn là chào đón mùa thu, mùa của lá rụng, nắng vàng và những cơn gió heo may. Cốm làng Vòng ăn vào thấy thơm hương lúa nếp, man mác ngọn gió thu và thoang thoảng mùi lá sen, lá ráy.
Người ta gói cốm vào lá sen để hương sen ôm trọn vào lòng hương cốm thơm thanh khiết. Và bên trong những chiếc lá sen đó là những chiếc lá ráy tươi non, căng bóng nhựa sống, chỉ để giữ mãi màu cốm xanh dịu, giúp cho hạt cốm vẫn dẻo và mềm, thơm mùi nếp tươi.
Có hai loại cốm chính: cốm đầu nia (cốm lá me) và cốm giót. Chỉ có làng Vòng mới có cốm lá me, loại cốm mỏng tang giống lá me mà ngọt vị lúa nếp. Khi những hạt cốm lá me mỏng nhẹ "ra đời" trước sau những cái đưa tay sàng sẩy của người làm cốm, những hạt cốm giót căng mọng đầy sữa quyện dính với nhau ở lại sau. Cốm làng Vòng không chỉ nổi tiếng vì đó là cái nôi làm cốm, mà còn vì người làng Vòng giữ nghề đến trân trọng.
Dù bán ít, dù bán nhiều, những mẻ cốm làng Vòng bao giờ cũng ngon đặc biệt, không pha tạp. Bởi thế mà cốm làng Vòng vẫn ngon hơn hẳn loại cốm dày cộm, hơi cứng của cốm Mễ Trì. Xưa kia, còn có cốm làng Lủ, nhưng ngày nay, dường như nghề làm cốm đã bị mai một, không nhiều người còn nhắc đến nữa, có chăng chỉ còn trong sách vở.
Cốm có hai mùa, khởi đầu là tháng tư âm lịch với mùa cốm chiêm, và từ tháng bảy tới tháng cuối tháng chín âm lịch (có khi tới đầu tháng mười âm lịch) là mùa cốm chín. Trong tiết trời mát dịu của mùa thu, nhâm nhi những hạt cốm làng Vòng là một thú thưởng thức rất thi vị của người Hà Nội.Hạt cốm mềm, dịu dàng một vị ngọt tinh khiết. Người Hà Nội thường nhâm nhi từng hạt cốm hoặc ăn kèm với chuối trứng cuốc (chuối tiêu đã chín vàng, lốm đốm màu nâu). Rất nhiều người xa xứ khi thăm lại Hà Nội đều muốn hít hà hương cốm để tận hưởng cảm giác trở về đất mẹ.
Theo VnMedia