(QNg) -Thiên nhiên đã ưu đãi cho miền đất Quảng Ngãi với nhiều cảnh đẹp hài hòa của những dòng sông, con suối, bao quanh núi đồi, ghềnh thác. Thêm vào đó, những nét văn hóa lâu đời tạo nên những đặc trưng riêng khiến Quảng Ngãi như nàng công chúa ngủ trong rừng, chờ một bàn tay đánh thức...
Theo chân lữ khách
Khởi nguồn từ dòng sông Trà Khúc chảy qua thành phố Quảng Ngãi, nay dù đã xa hình ảnh guồng xe nước quay suốt đêm ngày, mà thay vào đó du khách có thể ngắm những con thuyền bình lặng, êm ả trôi trên sông để nghe vị ngọt, cay nồng của món don (đặc sản mà dòng sông mang lại). Sau đó, xuôi theo Quốc lộ 24B chừng 1km, du khách được ngắm nhìn núi Thiên Ấn (tức Ấn trời đóng trên sông) mà nghe lòng mình dịu lại bởi những tiếng chuông chùa ấm vị thiền để hiểu thêm về lẽ có-không của cuộc đời.
Trong khi du lịch biển đang là trọng điểm phát triển của du lịch Việt Nam thì, Quảng Ngãi với lợi thế gồm hơn trăm cây số bờ biển với cảng nước sâu Dung Quất, cảng cá Sa Kỳ, bãi biển Sa Huỳnh, bãi tắm Mỹ Khê... đã và đang tạo sự thu hút du khách. Hiện dự án khu du lịch Mỹ Khê đã hoàn thành giai đoạn 1; khu du lịch Sa Huỳnh hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng, khu du lịch theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm đã lập dự án quy hoạch chung.
Nhiều điểm tham quan du lịch tiếp tục được đầu tư hoàn thiện và đưa vào hoạt động như: Khu chứng tích Sơn Mỹ, đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; mở tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn, xây dựng di tích hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn... Nhiều dự án lớn đang được đầu tư xây dựng như, dự án khu du lịch Thiên Đàng (Bình Sơn), khu du lịch phim trường-Universal (Đức Phổ)... Đặc biệt khu du lịch phim trường-Unieveral khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận các di chỉ văn hóa cổ nổi tiếng tại địa phương. Nói về những cảnh đẹp ở miền núi, du khách không thể bỏ qua Thác Trắng (ở xã Thanh An, huyện Minh Long).
Đứng dưới chân thác, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn dòng thác nước trắng xóa mà ngỡ như đang ở cõi tiên. Quanh đó là những hồ nước sâu tự nhiên trong vắt và mát lạnh, điểm thêm những khối đá đủ hình dáng, kích cỡ trông thật lạ mắt. Một thế mạnh riêng có của du lịch Quảng Ngãi nữa là Khu Kinh tế Dung Quất. Với sự tăng tốc của những dự án công nghiệp trọng điểm về lọc hóa dầu của Việt Nam như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Polypropylen, Bio-Ethanol và nhiều dự án với quy mô lớn như: Nhà máy đóng tàu Vinashin, Doosan, thép Quảng Liên, cảng quốc tế Gemadept... hiện đang là điểm đến hấp dẫn đối với bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến Quảng Ngãi.
Bên cạnh đó, ở vùng đất có tiếng là cái nôi cách mạng của khu 5 thì các làng nghề truyền thống như dệt chiếu, đúc đồng, rèn sắt, dệt thổ cẩm của người H’re, Kor, K’dong, các lễ hội vùng biển như lễ hội cầu ngư, đua thuyền... đã và đang trở thành nét đặc sắc để giữ chân du khách. Sau khi thưởng ngoạn cảnh đẹp, du khách có thể bỏ trong túi hành lý một vài sản vật xinh xắn để làm quà như: Kẹo gương, mạch nha, đường phèn, cá bống sông Trà cho người thân, bạn bè... Để đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở lưu trú, khách sạn được tỉnh đầu tư ngày một nhiều. Đến nay toàn tỉnh có 54 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 3 khách sạn đạt 3 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao), với hơn 1.400 phòng (tăng 200 phòng so với năm 2006).
Cần được "đánh thức"
Tiềm năng lớn, nhưng lượng khách đến Quảng Ngãi mỗi năm chưa nhiều, trong đó phần nhiều là khách công vụ. Số dự án du lịch đầu tư vào tỉnh tăng đáng kể, nhưng số dự án triển khai lại ít. Cơ sở hạ tầng du lịch như mạng lưới giao thông, dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm... còn hạn chế do nguồn vốn đầu tư chưa nhiều. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút du khách, thậm chí là du khách nội tỉnh, bởi khách du lịch ngày nay ngoài mục đích tham quan thắng cảnh còn cần có chỗ nghỉ dưỡng, vui chơi.
Thực tế nguồn nhân lực có trình độ thấp và thiếu tính chuyên nghiệp cũng đang là lực cản trên con đường phát triển du lịch của tỉnh ta. Thêm vào đó công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch vẫn còn thiếu và yếu so với nhiều tỉnh bạn. Vì vậy mặc dù nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách (là "con đường di sản miền Trung" và "con đường xanh Tây Nguyên") nhưng du lịch Quảng Ngãi vẫn như đang "say giấc nồng".
Nhận thức được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh ta đã quy hoạch tổng thể và xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, định hướng đến năm 2020. Hy vọng du lịch Quảng Ngãi sẽ "cất cánh" trên tiềm năng vốn có. Các doanh nghiệp du lịch nội tỉnh cũng đang tăng cường liên kết với công ty du lịch, cùng các hãng lữ hành trong khu vực để cùng phát triển. Tuy nhiên, để du lịch Quảng Ngãi "bứt phá" đi lên thì cần có những động thái tích cực hơn nữa, để tạo những đổi thay thật sự về mọi mặt.
Biển Mỹ Khê (Sơn Tịnh) là một trong những bãi biển đẹp ở Quảng Ngãi. |
Khởi nguồn từ dòng sông Trà Khúc chảy qua thành phố Quảng Ngãi, nay dù đã xa hình ảnh guồng xe nước quay suốt đêm ngày, mà thay vào đó du khách có thể ngắm những con thuyền bình lặng, êm ả trôi trên sông để nghe vị ngọt, cay nồng của món don (đặc sản mà dòng sông mang lại). Sau đó, xuôi theo Quốc lộ 24B chừng 1km, du khách được ngắm nhìn núi Thiên Ấn (tức Ấn trời đóng trên sông) mà nghe lòng mình dịu lại bởi những tiếng chuông chùa ấm vị thiền để hiểu thêm về lẽ có-không của cuộc đời.
Trong khi du lịch biển đang là trọng điểm phát triển của du lịch Việt Nam thì, Quảng Ngãi với lợi thế gồm hơn trăm cây số bờ biển với cảng nước sâu Dung Quất, cảng cá Sa Kỳ, bãi biển Sa Huỳnh, bãi tắm Mỹ Khê... đã và đang tạo sự thu hút du khách. Hiện dự án khu du lịch Mỹ Khê đã hoàn thành giai đoạn 1; khu du lịch Sa Huỳnh hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng, khu du lịch theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm đã lập dự án quy hoạch chung.
Nhiều điểm tham quan du lịch tiếp tục được đầu tư hoàn thiện và đưa vào hoạt động như: Khu chứng tích Sơn Mỹ, đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, khu lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; mở tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn, xây dựng di tích hải đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn... Nhiều dự án lớn đang được đầu tư xây dựng như, dự án khu du lịch Thiên Đàng (Bình Sơn), khu du lịch phim trường-Universal (Đức Phổ)... Đặc biệt khu du lịch phim trường-Unieveral khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho du khách tiếp cận các di chỉ văn hóa cổ nổi tiếng tại địa phương. Nói về những cảnh đẹp ở miền núi, du khách không thể bỏ qua Thác Trắng (ở xã Thanh An, huyện Minh Long).
Đứng dưới chân thác, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn dòng thác nước trắng xóa mà ngỡ như đang ở cõi tiên. Quanh đó là những hồ nước sâu tự nhiên trong vắt và mát lạnh, điểm thêm những khối đá đủ hình dáng, kích cỡ trông thật lạ mắt. Một thế mạnh riêng có của du lịch Quảng Ngãi nữa là Khu Kinh tế Dung Quất. Với sự tăng tốc của những dự án công nghiệp trọng điểm về lọc hóa dầu của Việt Nam như Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Polypropylen, Bio-Ethanol và nhiều dự án với quy mô lớn như: Nhà máy đóng tàu Vinashin, Doosan, thép Quảng Liên, cảng quốc tế Gemadept... hiện đang là điểm đến hấp dẫn đối với bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến Quảng Ngãi.
Bên cạnh đó, ở vùng đất có tiếng là cái nôi cách mạng của khu 5 thì các làng nghề truyền thống như dệt chiếu, đúc đồng, rèn sắt, dệt thổ cẩm của người H’re, Kor, K’dong, các lễ hội vùng biển như lễ hội cầu ngư, đua thuyền... đã và đang trở thành nét đặc sắc để giữ chân du khách. Sau khi thưởng ngoạn cảnh đẹp, du khách có thể bỏ trong túi hành lý một vài sản vật xinh xắn để làm quà như: Kẹo gương, mạch nha, đường phèn, cá bống sông Trà cho người thân, bạn bè... Để đáp ứng nhu cầu của du khách, các cơ sở lưu trú, khách sạn được tỉnh đầu tư ngày một nhiều. Đến nay toàn tỉnh có 54 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 3 khách sạn đạt 3 sao, 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao), với hơn 1.400 phòng (tăng 200 phòng so với năm 2006).
Cần được "đánh thức"
Thác Trắng (huyện Minh Long) sẽ là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh trong tương lai. |
Thực tế nguồn nhân lực có trình độ thấp và thiếu tính chuyên nghiệp cũng đang là lực cản trên con đường phát triển du lịch của tỉnh ta. Thêm vào đó công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch vẫn còn thiếu và yếu so với nhiều tỉnh bạn. Vì vậy mặc dù nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách (là "con đường di sản miền Trung" và "con đường xanh Tây Nguyên") nhưng du lịch Quảng Ngãi vẫn như đang "say giấc nồng".
Nhận thức được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và vị trí của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, tỉnh ta đã quy hoạch tổng thể và xây dựng Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2001-2010, định hướng đến năm 2020. Hy vọng du lịch Quảng Ngãi sẽ "cất cánh" trên tiềm năng vốn có. Các doanh nghiệp du lịch nội tỉnh cũng đang tăng cường liên kết với công ty du lịch, cùng các hãng lữ hành trong khu vực để cùng phát triển. Tuy nhiên, để du lịch Quảng Ngãi "bứt phá" đi lên thì cần có những động thái tích cực hơn nữa, để tạo những đổi thay thật sự về mọi mặt.
P.T