TIN LIÊN QUAN |
---|
Cơ sở sản xuất giấy Sông Vệ - Trần Kim Hoanh (thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa), doanh nghiệp tư nhân Hòa Thắng (xã Sơn Hải, huyện Sơn Hà), Trung tâm y tế huyện Sơn Tây và Tây Trà, Trung tâm Giáo dục Lao động – Xã hội, nay là Trung tâm Công tác xã hội (cơ sở 2) trực thuộc Sở LĐ – TB &XH... đều là những đơn vị, cơ sở sản xuất nằm trong danh mục gây ô nhiễm môi trường và nằm trong kế hoạch phải xử lý. Chẳng những nêu đích danh, mà các quyết định của UBND tỉnh còn yêu cầu các cơ sở nêu trên phải khắc phục ô nhiễm trước năm 2013.
Cơ sở sản xuất giấy sông Vệ - Trần Kim Hoanh nằm trong danh mục gây ô nhiễm môi trường năm 2010, nhưng đến năm 2017 mới đầu tư các bể chứa nước thải khá sơ sài. |
Riêng Trung tâm Giáo dục Lao động – Xã hội, thời gian xử lý môi trường được kéo dài đến hết năm 2016. Quyết định của UBND tỉnh cũng ghi rõ, nếu quá thời gian trên mà các cơ sở này vẫn chưa thực hiện xong, hoặc không thực hiện các biện pháp xử lý môi trường, Sở TN&MT phải tiến hành thanh kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định và báo cáo UBND tỉnh đình chỉ hoạt động hoặc di dời đến vị trí xa khu dân cư.
Quy định lộ trình và biện pháp xử lý rõ ràng, cụ thể là thế, nhưng đến nay, các chủ nguồn thải này dù chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục môi trường theo quy định, chưa thoát khỏi danh mục gây ô nhiễm môi trường, nhưng vẫn chưa bị “đình chỉ hoạt động” hoặc “di dời đến vị trí xa khu dân cư”.
Do đơn vị thiếu cán bộ chuyên trách, nên việc lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm chưa thể đầy đủ, toàn diện. Số lượng các cuộc thanh tra trên thực tế rất ít so với số lượng các cơ sở cần thanh tra.
Từ khi UBND tỉnh ban hành các quyết định phê duyệt danh mục và kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đến nay Sở TN&MT chưa thanh tra, đánh giá toàn diện lại việc thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý thực trạng gây ô nhiễm môi trường của những cơ sở nằm trong danh mục.
Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ thanh tra bổ sung, đánh giá lại toàn bộ, từ đó có cơ sở tham mưu UBND tỉnh xử lý các cơ sở chây ì, chưa thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Năm 2010, Trung tâm nằm trong danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại Quyết định 1234 của UBND tỉnh, vì chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế và hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại. Trong khi đó, lượng chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh hằng năm tại Trung tâm lên đến hơn 3 tấn. Lượng nước thải y tế cũng dao động khoảng hơn 3.000m3/năm.
Quyết định 1234 cũng quy định cụ thể rằng, Trung tâm phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải đảm bảo quy chuẩn trong hai năm 2011 - 2012. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Trung tâm vẫn chưa được bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng các hệ thống này. Để đảm bảo môi trường cho người dân đến khám, chữa bệnh và thực hiện việc cải thiện thực trạng ô nhiễm môi trường theo quyết định của UBND tỉnh, Trung tâm mong được phân bổ kinh phí đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định.
Năm 2011, Trung tâm bị liệt kê vào danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường của tỉnh vì chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường và không có hệ thống xử lý nước thải. Đến năm 2016, Trung tâm đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý chất thải gồm nhà chứa rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, Sở TN&MT vẫn chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường mà chúng tôi đã thực hiện. Hiện tôi đang rất băn khoăn, thắc mắc rằng trung tâm đã đủ điều kiện xin chứng nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường hay chưa? Rồi thủ tục, trình tự xin ra khỏi danh mục gây ô nhiễm môi trường sau khi đã thực hiện xong các biện pháp xử lý theo đúng quy định là như thế nào?
Trên địa bàn huyện Tư Nghĩa có cơ sở sản xuất giấy Sông Vệ - Trần Kim Hoanh nằm trong danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh năm 2010 vì xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải ra môi trường. Đến nay, chủ cơ sở nói trên đã đầu tư hệ thống thu gom, lưu giữ nước thải tại bể để tuần hoàn và tái sử dụng, chứ không thải thẳng nước thải ra môi trường như trước đây.
Tuy nhiên, nếu như nước thải xả ra môi trường có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể để đánh giá chất lượng, thì với nước tái tuần hoàn lại chưa có bất cứ quy chuẩn kỹ thuật nào để đánh giá. Do vậy, địa phương chưa thể xác định được chủ cơ sở nói trên đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm trong sản xuất kinh doanh hay chưa. Vì vậy, địa phương đang chờ UBND tỉnh và sở, ngành liên quan xem xét, hướng dẫn về vấn đề này. Sau đó mới có căn cứ để hướng dẫn cho chủ cơ sở Trần Kim Hoanh.
Theo quy định của UBND tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Tây Trà phải đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nước thải trong năm 2011 - 2012; nhưng đến nay mới chỉ đầu tư được nhà chứa rác thải tạm bợ và chưa có lò đốt rác. |
Hơn 40 đơn vị, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường Từ năm 2008 – 2014, toàn tỉnh có 23 đơn vị, cơ sở bị đưa vào danh mục gây ô nhiễm môi trường và 19 đơn vị, cơ sở bị đưa vào danh mục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (theo Thông tư 04, ban hành năm 2012 của Bộ TN&MT về Tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng). Phần lớn những cái tên bị liệt kê vào danh mục là cơ sở y tế công lập, các kho thuốc bảo vệ thực vật cũ và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư. |
Ý THU
(thực hiện)