(QNg)- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII nêu rõ, đến năm 2010 toàn tỉnh phải đạt chỉ tiêu 70-75% thôn, tổ văn hóa, trong đó để đáp ứng được chất lượng thì phải có Nhà Văn hóa (NVH). Theo thống kê hiện nay toàn tỉnh có 493/1.050 thôn, tổ dân phố xây dựng NVH. Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng NVH thôn, tổ dân phố tại các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Để NVH phát huy được tác dụng rất cần những giải pháp thiết thực từ các cấp, ngành chức năng của tỉnh.
NVH thôn 2, xã Trà Thủy (Trà Bồng) được xây dựng phù hợp với bản sắc văn hóa người dân địa phương, nên đã phát huy được tác dụng. |
NƠI CÓ THÌ... BỎ HOANG
Hiện nay, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố (gọi tắt là NVH) đang được đầu tư xây dựng rộng khắp tại các địa phương trong toàn tỉnh. Có thể khẳng định, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân là rất chính đáng. Tuy nhiên nhu cầu có NVH giữa người dân ở đồng bằng và miền núi cũng khác nhau.
Nếu như người dân ở đồng bằng quan niệm NVH chỉ là nơi hội họp vào các dịp lễ, Tết thì đồng bào dân tộc thường xuyên tổ chức nhiều lễ hội đặc trưng của dân tộc mình tại NVH. Song hiện nay việc xây dựng NVH tại các thôn, bản ở các huyện miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân vì điều kiện kinh tế của đồng bào eo hẹp; địa bàn hiểm trở rất khó vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
Khi xây dựng NVH thì ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, huyện, các thôn, xóm đều phải huy động người dân đóng góp, với mức khoảng vài trăm ngàn đồng/hộ gia đình. Thế nhưng khi NVH xây xong lại không sử dụng, hoặc ít sử dụng, không có người quản lý trông coi khiến nhiều NVH không khác gì ngôi nhà hoang. Điển hình như NVH thôn Mỹ Hòa (xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa) dù được treo biển hiệu NVH rõ ràng, nhưng đây không phải là nơi sinh hoạt văn hóa, mà là nơi người dân dùng để chứa... củi.
Khi xây dựng NVH thì ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh, huyện, các thôn, xóm đều phải huy động người dân đóng góp, với mức khoảng vài trăm ngàn đồng/hộ gia đình. Thế nhưng khi NVH xây xong lại không sử dụng, hoặc ít sử dụng, không có người quản lý trông coi khiến nhiều NVH không khác gì ngôi nhà hoang. Điển hình như NVH thôn Mỹ Hòa (xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa) dù được treo biển hiệu NVH rõ ràng, nhưng đây không phải là nơi sinh hoạt văn hóa, mà là nơi người dân dùng để chứa... củi.
Ông Nguyễn Công Hừng- Trưởng thôn Mỹ Hòa cho biết: Vốn dĩ trước kia NVH thôn là trường mẫu giáo. Năm 2009 thôn Mỹ Hòa được UBND xã giao để làm NVH thôn, nhưng chưa hỗ trợ tiền để tu sửa. Hiện nay NVH không có điện, không có bàn ghế. Nhìn NVH xiêu vẹo, cũ nát khó mà tưởng tượng ra đây là nơi sinh hoạt văn hóa của một thôn văn hóa.
Do không được quan tâm đúng mức, NVH thôn Mỹ Hòa đã xuống cấp trầm trọng. |
Ngẫm lại mới thấy so với đồng bào dân tộc tại các huyện miền núi Quảng Ngãi, thì để có được một ngôi nhà, dù là cũ để làm NVH như thôn Mỹ Hòa cũng là may mắn rồi. Nhiều nơi đồng bào không có điều kiện xây NVH vì thiếu đất. Nhưng vì nhận thấy sự cần thiết của NVH, nên người dân đã tình nguyện hiến đất để xây dựng NVH.
Về xã Sơn Tân (Sơn Tây) chúng tôi được nghe chuyện ông Đinh Văn Hố, người hiến đến 600m2 đất để xây dựng NVH, và thật ngưỡng mộ. Không phải vì ông Hố là Chủ tịch UBND xã nên phải "gương mẫu đi đầu", mà theo ông Hố thì "đất quý đấy nhưng một cái NVH cho đồng bào mình vẫn quan trọng hơn". Lâu nay khi hội họp phải mượn nhà dân, nhiều lúc bà con đến đông quá không đủ chỗ ngồi. "Nếu có NVH thì không lo thiếu chỗ hội họp, sinh hoạt văn hóa nữa"- ông Hố chia sẻ.
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NHÀ VĂN HÓA PHÁT HUY TÁC DỤNG?
Có thể khẳng định, chủ trương xây dựng NVH thôn, tổ được đề ra với mục đích tốt đẹp là tạo sự công bằng trong hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần cho người dân.
ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NHÀ VĂN HÓA PHÁT HUY TÁC DỤNG?
Có thể khẳng định, chủ trương xây dựng NVH thôn, tổ được đề ra với mục đích tốt đẹp là tạo sự công bằng trong hưởng thụ văn hóa giữa nông thôn và thành thị, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần cho người dân.
Hiện nay NVH được coi là một thiết chế văn hóa có nhiều tiện ích đối với cơ sở. Nếu được đầu tư đúng mức, NVH vừa là nơi hội họp của chính quyền, đoàn thể, vừa là nơi diễn ra các hoạt động VHVN, thể thao; nơi phổ biến tin tức thời sự, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nơi hoạt động văn hóa truyền thống; đồng thời NVH còn là nơi trưng bày tranh ảnh, sách báo, vui chơi giải trí; nơi diễn ra các hoạt động chính trị tập trung của cấp ủy, chính quyền cơ sở. Do đó cùng với việc tiếp tục xây dựng mới nhiều NVH hơn nữa thì các cấp, ngành cần chấn chỉnh việc hoạt động các NVH sao cho thật nề nếp.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các NVH thôn, tổ đều không có cán bộ chuyên trách, thường là do cán bộ văn hóa xã hay trưởng thôn kiêm nhiệm. Những cán bộ này đảm đương rất nhiều nhiệm vụ, nên coi công tác ở NVH là việc phụ. Họ đều không được đào tạo bài bản nên rất khó có những hoạt động thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Vì vậy các cấp, ngành cần có chính sách đào tạo phù hợp cho cán bộ phụ trách NVH.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các NVH thôn, tổ đều không có cán bộ chuyên trách, thường là do cán bộ văn hóa xã hay trưởng thôn kiêm nhiệm. Những cán bộ này đảm đương rất nhiều nhiệm vụ, nên coi công tác ở NVH là việc phụ. Họ đều không được đào tạo bài bản nên rất khó có những hoạt động thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Vì vậy các cấp, ngành cần có chính sách đào tạo phù hợp cho cán bộ phụ trách NVH.
Hơn nữa NVH được xây dựng tốn không ít tiền, nhưng không có kinh phí hoạt động có nghĩa là NVH chỉ cố gắng hoạt động mỗi khi địa phương tổ chức các sự kiện nhân các ngày lễ, Tết. Nên chăng, chúng ta cần kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng cũng như duy trì hoạt động của NVH? Khi đó ý nghĩa của việc "xã hội hóa" càng thêm rõ nét, phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" càng thêm ý nghĩa. Tất nhiên, chúng ta cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện việc này.
Bà Võ Thị Thanh Hà- Trưởng phòng Xây dựng đời sống văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) nêu ý kiến: "Cần phải nhìn lại hiệu quả hoạt động NVH thôn, tổ dân phố để có một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của thiết chế này, tránh chạy theo hình thức, lãng phí. Thay vì "rải" kinh phí đầu tư manh mún cho các NVH từng thôn, tổ để rồi qua dịp kiểm tra, lễ, Tết lại bỏ không, thì hãy tập trung xây dựng các NVH có quy mô liên thôn, tổ. Riêng các huyện miền núi, khi xây dựng NVH thôn cần chú trọng đến bản sắc của từng dân tộc, từng địa phương, như vậy mới phát huy hết giá trị của NVH.
Thiết nghĩ, để xây dựng và phát triển NVH nói riêng và thiết chế văn hóa cơ sở nói chung rất cần sự quan tâm đầu tư từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, các địa phương cần tranh thủ tốt nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia như 30a, 135... Hy vọng trong thời gian đến, Quảng Ngãi sẽ xây dựng được nét văn hóa đặc trưng cho từng địa phương trong tỉnh.
Bà Võ Thị Thanh Hà- Trưởng phòng Xây dựng đời sống văn hóa (Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) nêu ý kiến: "Cần phải nhìn lại hiệu quả hoạt động NVH thôn, tổ dân phố để có một định hướng đúng đắn cho sự phát triển của thiết chế này, tránh chạy theo hình thức, lãng phí. Thay vì "rải" kinh phí đầu tư manh mún cho các NVH từng thôn, tổ để rồi qua dịp kiểm tra, lễ, Tết lại bỏ không, thì hãy tập trung xây dựng các NVH có quy mô liên thôn, tổ. Riêng các huyện miền núi, khi xây dựng NVH thôn cần chú trọng đến bản sắc của từng dân tộc, từng địa phương, như vậy mới phát huy hết giá trị của NVH.
Thiết nghĩ, để xây dựng và phát triển NVH nói riêng và thiết chế văn hóa cơ sở nói chung rất cần sự quan tâm đầu tư từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt, các địa phương cần tranh thủ tốt nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia như 30a, 135... Hy vọng trong thời gian đến, Quảng Ngãi sẽ xây dựng được nét văn hóa đặc trưng cho từng địa phương trong tỉnh.
N.TRIỀU - X.HIẾU