Có rất nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho gan, và một nhóm thực phẩm đặc biệt quan trọng đó là rau củ. Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc, chất béo lành mạnh… có thể giảm tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.
Gan là một cơ quan thiết yếu với nhiều chức năng bao gồm hỗ trợ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn, lưu trữ vitamin và khoáng chất, làm sạch độc tố khỏi máu và tổng hợp protein.
Sự lựa chọn thực phẩm và đồ uống hàng ngày có thể ảnh hưởng lớn đến cơ quan này. Dưới đây là một số loại rau củ người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn hàng ngày giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh.
1. Rau muống tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
Là loại rau quen thuộc, dễ ăn, dễ chế biến, rau muống là một trong các lựa chọn tốt nhất dành cho người gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C.
Ngoài ra, trong rau muống còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Rau muốn cũng rất giàu chất xơ và niacin nên rất có lợi cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
2. Cà rốt
Gan nhiễm mỡ không do rượu là bệnh lý tiến triển âm thầm, triệu chứng bệnh rất mờ nhạt hoặc không có ở giai đoạn đầu. Khi triệu chứng bệnh xuất hiện như mệt mỏi, chán ăn, gan to, đau vùng hạ sườn phải, ấn tức… thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng ảnh hưởng tới chức năng gan, thậm chí gây xơ gan.
Thêm cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có lá gan khỏe hơn. |
Tuy nhiên, đối với người bị xơ gan thì cần một chế độ ăn uống đặc biệt. Không ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào trong đó có cà rốt. Uống một lượng lớn nước ép cà rốt có thể làm tăng beta carotene đến mức gây độc cho gan.
3. Hành tây
Một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Chất dinh dưỡng (Mỹ) đã xem xét liệu thường xuyên ăn hành tây có thể cải thiện chức năng gan hay không. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, hành tây có chứa một loại flavonoid gọi là quercetin. Lợi ích chính của quercetin là chất chống ôxy hóa mạnh, hỗ trợ chống lại các tế bào gốc tự do. Quercetin cũng có tác dụng chống ôxy hóa để giảm viêm trong cơ thể, nguyên nhân gây tăng cân và béo phì.
Hành tây được chế biến thành khá nhiều trong các món ăn quen thuộc hằng ngày như làm salad, xào hoặc ninh nước dùng rất ngọt... Vì thế, để hạn chế gan nhiễm mỡ, nên tăng cường bổ sung hành tây vào thực đơn của mình nhé.
4. Củ dền
Củ dền chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe cho lá gan, nhất là với những người bị gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu chỉ ra, nước ép củ dền là thức uống tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật và có thể đặc biệt hữu ích cho sức khỏe của gan. Trong đó, có thể giúp bảo vệ gan ngăn ngừa một số chất gây ung thư.
Mặc dù còn nhiều điều cần tìm hiểu về tác động của củ dền đối với gan, nhưng dữ liệu hiện tại cho thấy một số chất chống ôxy hoá có trong củ dền đỏ, được gọi là betalain, có đặc tính chống ung thư và chống viêm. Điều quan trọng cần lưu ý là phát hiện này chỉ dành riêng cho củ dền đỏ và các loại củ dền khác, như củ dền vàng, có thể không có cùng mức độ chống ôxy hóa.
Củ dền rất hữu ích trong quá trình giải độc. Pectin trong củ dền giúp gan làm sạch cơ thể và thải độc tố ra ngoài.
5. Bông cải xanh
Đối với người bệnh gan nhiễm mỡ, tất cả các loại rau đều tốt cho sức khỏe nhưng các chất dinh dưỡng cụ thể có trong các loại rau thuộc họ cải, như bông cải xanh dường như đặc biệt hữu ích cho sự toàn vẹn của gan.
Một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ) được thực hiện trên chuột cho thấy, những con được cho ăn bông cải xanh có chỉ số gan tích cực hơn và tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và khối u gan thấp hơn. Mặc dù cơ chế chính xác của kết quả này chưa được xác nhận, nhưng các hợp chất thực vật độc đáo được tìm thấy trong bông cải xanh và các loại rau họ cải khác có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
Bông cải xanh có thể được ăn sống hoặc nấu chín và thậm chí có thể được cắt nhỏ để thưởng thức như một món ăn vặt. Nó cũng có thể là một phần bổ sung cho các món ăn nhanh và mì ống hoặc thêm vào món salad hoặc phục vụ như một món ăn phụ.
6. Bắp cải Brucxen
Một loại rau họ cải khác, cải Brussels đã trở thành một loại rau phổ biến hơn Bên cạnh tác dụng có thể cải thiện tiêu hóa và cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng cải Brussels cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh là hỗ trợ chức năng gan.
Bắp cải Brucxen có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau. |
Cải Brussels thường được thưởng thức nhiều nhất sau khi rang, áp chảo hoặc hấp. Tuy nhiên, có thể có lợi nếu kết hợp nhiều rau cải Brussels thô hơn vào chế độ ăn uống hàng ngày. Hoặc có thể thêm vào món salad để tăng thêm độ giòn và tăng cường chất dinh dưỡng.
7. Rau bina
Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau cải xanh, có lợi cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe của gan. Rau lá xanh chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do nguy hiểm.
Ngoài việc làm giảm tác động của các gốc tự do trong cơ thể, rau bina mang lại nhiều lợi ích cụ thể hơn cho gan. Tiêu thụ rau bina sống hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và những người thân trong gia đình càng ăn nhiều rau bina thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp.
Mặc dù rau bina nấu chín vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, như chất xơ, nhưng rau bina nấu chín không có tác động đáng kể đến việc giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ không do rượu.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Đại Lâm, Trưởng khoa Nội gan mật, Bệnh viện E cần chú ý các nguyên tức dinh dưỡng phòng bệnh gan nhiễm mỡ:
Luôn thực hiện sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ, làm việc... điều độ và chế độ ăn lành mạnh với các nguyên tắc dinh dưỡng như:
Duy trì bữa ăn hằng ngày đủ năng lượng với nhiều rau xanh, hoa quả tươi và ngũ cốc, hạn chế ăn mỡ động vật, giảm ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn mà thay thế bằng những loại thịt trắng có protein ít béo như cá, thịt gà...
- Không ăn đồ ăn chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, da động vật, gia cầm.
- Nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm ăn nhanh, khó tiêu hóa, các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng.
- Không nên ăn nhiều những loại trái cây có nhiều năng lượng, khó tiêu như sầu riêng, mít.
- Tốt nhất là không sử dụng rượu bia.
Theo
SKĐS