Cá chép được các bà nội trợ rất ưa chuộng vì hương vị thơm ngon, đậm đà lại giàu dinh dưỡng. Không những thế, cá chép còn có nhiều công dụng phòng chữa bệnh. Các bộ phận của cá chép đều được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền.
1. Thịt cá - Khí bình, vị cam, không độc: Thịt cá chép tính nó hành được thủy, tiêu được chứng phù thũng, chữa được chứng cước khí chứng hoàng đản, nấu nó mà ăn chữa được chứng ho hắng, và hạ được khí xuống.
2. Da (Lý ngư bì) – Chữa được ban chẩn ẩn chẩn: Người bị hóc xương dùng da đốt cháy ra than uống với nước rất hay.
3. Mắt (Lý ngư mục) – Chữa được người bị đâm chém, thương tổn hoặc tại gió sưng đau: Dùng nó đốt cháy mà đắp hễ.
4. Máu (Lý ngư huyết) – Chữa tiểu nhi đơn độc hỏa sang sưng đau dùng máu cá chép bôi vào khỏi ngay.
5. Xương (Lý ngư cốt) – Chữa được người đàn bà hay là con gái bị chứng xích bạch đới hạ rất hay, hoặc bị chứng âm sang.
6. Não (Lý ngư não tủy) – Chữa được mọi chứng kinh giản. Nấu cháo mà ăn chữa được người lãng tai.
7. Ruột (Lý ngư tràng) – Chữa được chứng tiểu nhi lở loét, hay là người thối tai nhiễm trùng, hay người bị chứng trĩ, chứng nhọt rò dùng nó cho vào 1 chút rượu, giã nát nướng chín bọc vải bông rủ đắp để sâu ra hết được là khỏi.
8. Răng (Lý ngư xỉ) – Chữa được chứng thạch lâm người đi đái ra cát ra sỏi tán ra bột uống với giấm hoặc uống với rượu.
9. Mật (Lý ngư đảm) – Khí hàn vị đắng, không độc: Chữa được người vì nóng đau mắt đỏ, hoặc bị thanh manh, hoặc mắt đau kèm nhèm kém sáng, nó có thể làm cho sáng mắt, ích cho chí khí nhưng dùng nó nhiều làm cho người ta mạnh mẽ dữ tợn hung hãn.
10. Vây (Lý ngư lâm) – Chữa được người đàn bà vì huyết trệ đau bụng: Đốt nó cháy mà uống với rượu. Nó có thể chữa được chứng khí huyết xung nhau.
11. Mỡ (Lý ngư chi): Dùng mỡ nó mà nấu ăn chữa được chứng trẻ con kinh phong.
12. Cháo cá chép (Lý ngư trấp chúc): Dùng nước nấu cá chép thật kỹ rồi gia thêm gạo nấu cháo mà ăn chữa được chứng thủy thủng rất hay.
Theo BS. Phó Thuần Hương/SKĐS