Các loại thực phẩm cần tránh khi bạn đang có vấn đề về hệ tiêu hoá

04:11, 12/11/2019
.
Khi bạn bị chứng khó tiêu, đi kèm các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi, việc lựa chọn nên và không nên ăn gì sẽ trở nên quan trọng. Dưới đây là thức ăn cần phải tránh khi bạn đang gặp vấn đề về tiêu hoá.
 
Cơ thể chúng ta được ví như một cỗ máy và chế độ ăn uống cũng giống như năng lượng cần thiết nạp vào để cỗ máy hoạt động. Một chế độ ăn uống lành mạnh với sự kết hợp giữa carbohydrate, chất béo, protein, nước, muối khoáng, vitamin và chất xơ giúp cho cơ thể chúng ta hấp thu tốt và tránh bị khó tiêu.
 
Theo tiến sĩ y khoa Benjamin Krevsky, Giám đốc Trung tâm Nội soi đường tiêu hoá và các giáo sư khác ở Đại học Temple, Philadelphia, nếu bạn thiếu bất kỳ một trong số thực phẩm kể trên, bạn sẽ gặp vấn đề với sức khoẻ. Bạn cần phải nạp được nhiên liệu phù hợp giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Khi bạn bị chứng khó tiêu, đi kèm các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi, việc lựa chọn nên và không nên ăn gì sẽ trở nên quan trọng. Dưới đây là thức ăn cần phải tránh khi bạn đang gặp vấn  đề về tiêu hoá.
 
1. Sản phẩm sữa
 
Sữa nằm trong nhóm thực phẩm khó tiêu hóa, chủ yếu là do có chứa lactose, đường và các thành phần khác có trong sữa. Khi lactose không được tiêu hóa đúng cách, chẳng hạn như ở người bị chứng không dung nạp lactose, lập tức nó sẽ chuyển thành khí và gây đầy bụng.
 
Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều lactose, nó sẽ đi vào ruột già và dẫn đến hiện tượng tiêu chảy hoặc nếu bạn đang tiêu hoá kém, việc sử dụng sữa sẽ làm cho hệ tiêu hoá của bạn xấu đi. Khi đang phải đối phó với các vấn đề về tiêu hoá, bạn vẫn có thể ăn sữa chua và pho mát cứng vì hai sản phẩm sữa này không có lactose.
 
2.Thức ăn cay
 
Bác sĩ Jung Kim, một chuyên gia về dinh dưỡng và các dịch vụ hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng cho biết, nếu bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, hãy tránh những lựa chọn thực phẩm kích thích hệ tiêu hoá. Còn tiến sĩ Krevsky,Đại học Pennsylvania – Philadelphia cho biết, thực phẩm cay có thể không ảnh hưởng đến một số người, nhưng lại gây khó tiêu và độc hại cho người khác. Nói chung, bạn nên chọn thức ăn nhạt và không sử dụng gia vị khi bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là phải tránh các loại gia vị cay.
3.Thực phẩm có tính axit (vị chua)
 
Nước sốt cà chua và các loại trái cây có múi như chanh, cam và bưởi… có tính axit và có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày, gây ra các vấn đề về tiêu hóa. 
Chanh, cam và bưởi… có tính axit và có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày
Chanh, cam và bưởi… có tính axit và có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày
Nhiều người không nhận ra rằng đồ uống có ga cũng có tính axit. Khi bạn có một cơn đau dạ dày, hãy tránh thức ăn có tính axit nêu trên.
 
4. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
 
Thực phẩm chứa nhiều chất béo kích thích các cơn co thắt đường tiêu hóa, có thể làm chậm sự tiêu hoá của dạ dày và gây táo bón, hoặc dẫn đến tiêu chảy nặng hơn. Các hậu quả nêu trên còn phụ thuộc vào loại chất béo và sự hâp thu của cơ thể bạn đối với từng triệu chứngtáo bón hoặc tiêu chảy. Khi bạn cảm thấy khó tiêu, hãy cho thức ăn ít béo vào thực đơn và chia thành các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày để tránh gây áp lực lên dạ dày của bạn. Tránh các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như bơ, kem, thịt đỏ, và phô mai cho đến khi hệ tiêu hoá được hồi phục.
 
5. Thức ăn chiên rán
 
Vấn đề với thức ăn chiên rán cũng tương tự như thực phẩm chứa nhiều chất béo –các loại thực phẩm chiên rán thường lâu tiêu nên tồn tại ở trong đường tiêu hóa quá lâu, khiến bạn cảm thấy đầy bụng và khó chịu.
 
Các thực phẩm chiên rán thường ít chất xơ và mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn đang phải đối phó với tiêu chảy hoặc táo bón, hãy tránh thức ăn chiên rán trong một thời gian. Theo chuyên gia tiêu hoá Krevsky, khi bạn khó tiêu, bạn nên tránh thức ăn chiên bởi vì chúng có xu hướng làm chậm sự rỗng dạ dày của bạn.
 
6. Thực phẩm chế biến sẵn
 
Nếu bạn bị táo bón, bạn nên tránh các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thiếu chất xơ - một thành phần giúp kiểm soát nhu động ruột. Những thực phẩm chế biến sẵn cũng thường có chứa chất bảo quản và màu nhân tạo. Những người bị dị ứng hoặc nhạy cảm với những chất phụ gia này sẽ cảm nhận rõ được tác động của chúng trong thời điểm gặp rắc rối với vấn đề tiêu hóa. Lưu ý rằng một số thực phẩm đóng gói cũng có chứa lactose, có thể làm bạn trướng khí và làm cho vấn đề tiêu hoá của bạn xấu đi.
 
7. Chất làm ngọt nhân tạo
 
Chất làm ngọt nhân tạo có lẽ liên quan nhiều nhất đến vấn đề tiêu hóa là sorbitol. Đó là một loại đường rất khó tiêu hóa được sử dụng để làm ngọt thực phẩm như kẹo cao su và thực phẩm chế biến sẵn. Một khi sorbitol được chuyển đến ruột già, nó thường gây ra khí, đầy hơi và tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy, hãy đọc nhãn thực phẩm chế biến sẵn để có thể tránh sorbitol.
8. Rượu
 
Nếu bạn cảm thấy buồn nôn sau khi sử dụng thức uống có cồn, điều này có thể sẽ khiến bạn đau ốm, mệt mỏi, rất độc hại với niêm mạc dạ dày và thay đổi quá trình trao đổi chất ở gan. Uống quá nhiều có thể gây khó tiêu và một số vấn đề sức khoẻ khác. Kiểm soát bản thân là chìa khóa cho sức khoẻ của bạn.
 
9.Caffeine
 
Caffeine kích thích sự vận hành của hệ tiêu hóa, làm cho thứcăn di chuyển nhanh hơn qua hệ thống và lượng dư thừa có thể gây tiêu chảy cho bất cứ ai. Vì vậy, nếu bạn đã bị tiêu chảy, caffeine sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tiêu hóa của bạn. Hãy nhớ rằng trà, sôđa và sôcôla cũng là những nguồn cung cấp caffeine khác, vì vậy nên dừng sử dụng cho đến khi những rắc rối về đường tiêu hoá chấm dứt.
 
10. Đường và muối
 
Cơ  thể  không mong đợi các thức ăn quá ngọt hoặc mặn, đó là nguyên lý tự nhiên. Khi bạn bị bệnh, cơ thể bạn mong muốn được hấp thu cái gì đó dễ tiêu hóa. Sô cô la, một loại sản phẩm luôn được yêu thích, có thể là thủ phạm trong nhiều vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả việc làm cho tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
 
11.  Các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh
 
Nhiều thực phẩm tích trữ trong tủ lạnh có thể trở nên thối hỏng, chẳng hạn như trứng, các sản phẩm từ sữa và thịt. Các vi khuẩn như salmonella và E. coli cũng có thể lan truyền từ thịt sống sang rau và hoa quả. Ăn các loại thực phẩm bị nhiễm độc có thể gây ra các vấn đề về tiêu hoá hoặc làm trầm trọng thêm các chứng bệnh tiêu chảy và nôn mửa. Hãy nhận biết các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau cơ, mệt mỏi, và quặn bụng - bởi vì ngộ độc thực phẩm có thể đe doạ đến tính mạng.
 
 
Theo Mai Hương /SKĐS
 
 
 

.